Card màn hình giá rẻ

Card màn hình giá rẻ ở đây có thể hiểu là đáng tiền, hiệu năng đi kèm giá thành chất nhận được, phù hợp với đa số người dùng. Dưới đây là 21 card màn hình qua từng thời kì mà cardmanhinh.com xem là "giá rẻ":

Tags: card màn hình NVIDIA GeForce AMD Radeon

mua card màn hình


BẢNG GIÁ CARD MÀN HÌNH Ở ĐÂY (CLICK)


1. Card màn hình NVIDIA GeForce 2 MX:

Xem lại
Sơ lượt lịch sử card màn hình, ta mới thấy thật khó để chọn ra card màn hình đầu tiên không hề dễ dàng. Dựa trên kiến trúc mới và giá thành hợp lý thời bấy giờ, GeForce 2 MX được xem là chiếc card phổ thông tiêu biểu
Card màn hình NVIDIA GeForce 2 MX

Chỉ vài tháng trước khi thế giới bước qua thiên niên kỷ mới, NVIDIA tung ra GeForce 2 MX. Dựa trên tiến trình 180 nm, xung nhân 175 MHz và xung nhớ 166 MHz, chiếc card chỉ có 2 ống lệnh pixel so với đàn anh GeForce 256. Song mỗi ống lệnh của GeForce 2 MX lại có khả năng xử lý gấp đôi lượng texture so với tiền bối. Nhờ đó, hiệu năng của GeForce 2 MX rất gần với GeForce 256 trong một vài tựa game, dù giá thành của GeForce 2 MX chỉ 120 USD. Những thông số đồ hoạ này nom có vẻ rất bình thường trong hôm nay, nhưng hơn 10 năm trước đây, GeForce 2 MX là chiếc card rất khá dành cho game. Nhiều năm sau khi ra mắt, nó vẫn giành được nhiều đề nghị cho hệ thống PC của bạn.

2. Card màn hình STMicroelectronics Kyro II:

Cái tên STMicroelectronics (ST) ngày nay không còn quen thuộc với giới chơi game, nhưng vào 2001, đây là một nhà sản xuất card đồ hoạ hẳn hòi. Kyro II sử dụng GPU STG 4500 vốn dựa trên nền tảng chip PowerVR Series 3. STG 4500 sử dụng tiến trình 180 nm với 2 ống lệnh pixel, xung nhân và nhớ cùng hoạt động ở mức 175 MHz với một bề rộng nhớ 128-bit.

Card màn hình STMicroelectronics Kyro II

Dù vậy, hiệu năng của Kyro II trên các độ phân giải thấp không ấn tượng. Nhưng chuyển sang các độ phân giải cao hơn, chiếc card 150 USD của ST mạnh gần ngang ngửa các card màn hình cao cấp có giá thành gấp đôi từ các đối thủ. Song, việc thiếu các năng lực đồ hoạ như chuyển đổi & đánh sáng (T&L) bằng phần cứng hoặc hỗ pixel shading đã khiến Kyro II trở nên lạc hậu trước các đối thủ NVIDIA GeForce 3 hay ATI Radeo 8500. Nhưng Kyro II vẫn là một model đáng giá trong những năm đầu thiên niên kỷ.

3. Card màn hình NVIDIA GeForce 3 Ti 200:

Trong những ngày cuối của 2001, khi GeForce 3 Ti 500 nhận lấy mọi ánh hào quang từ giới đồ hoạ, GeForce 3 Ti 200 "lặng lẽ" nép mình với giá thành chỉ 200 USD. Chiếc card bình dân của NVIDIA có 4 ống lệnh đồ hoạ DirectX (DX) 8, xung nhân 175 MHz và xung nhớ 200 MHz (chỉ thấp hơn lần lượt 25 & 30 MHz so với bản GeForce 3 đầu tiên).
GeForce 3 Ti 200 áp đảo hoàn toàn đối thủ ATI Radeon 7500 và đôi khi sánh ngang hàng với Radeon 8500 vốn đắt đỏ hơn.
ard màn hình NVIDIA GeForce 3 Ti 200

Vấn đề của Radeon 8500 thực tế không ở phần cứng mà lại ở driver (ATI vẫn thường "nổi tiếng" về khoản này). Về sau ATI tung ra tiếp model Radeon 8500 LE có xung thấp hơn nhưng hiệu năng vẫn khá gần GeForce 3 Ti 200. Có điều với những ai yêu cầu sự ổn định, GeForce 3 Ti 200 vẫn giành được nhiều ưu ái hơn.

4. Card màn hình NVIDIA GeForce 4 Ti 4200:

NVIDA tiếp tục tung ra thế hệ
card màn hình mới vào đầu 2002. Khác biệt duy nhất giữa 2 model có giá thành chênh nhau tới 100 USD chỉ nằm ở xung chiếc card:

- GeForce 4 Ti 4600 (300 USD) - 300 MHz nhân & 325 MHz DDR nhớ
- GeForce 4 Ti 4200 (200 USD) - 250 MHz nhân & 222 MHz DDR nhớ

Card màn hình NVIDIA GeForce 4 Ti 4200

Nhưng nhờ xung thấp hơn nhiều, khả năng overclock (OC) của GeForce 4 Ti 4200 trở nên rất đáng kể. Chiếc GPU được sản xuất trên tiến trình 150 nm với 4 ống lệnh pixel, phần thông số còn lại gần tương tự với đàn anh GeForce 3. Nhờ các tính năng mới, thế hệ GeForce 4 của NVIDIA đạt được nhiều cải thiện về hiệu năng, bỏ xa model Radeon 8500 và trong một giai đoạn dài, ATI không có sản phẩm nào mạnh tương đương cho đến khi Raeon 9000 xuất hiện.

5. Card màn hình ATI Radeon 9500 Pro & 9600:

Mặc dù
card màn hình ATI Radeon 9700 Pro chiếm được ngôi vị mạnh nhất về hiệu năng, nhưng giá thành đắt đỏ của nó không giúp ATI giành lại nhiều thị phần. Và ATI chỉ đạt được mục tiêu của mình khi ra mắt Radeon 9500 Pro vào cuối 2002, khi thị trường bị "đô hộ" bởi GeForce 4 Ti 4200.
Card màn hình ATI Radeon 9500 Pro & 9600

Cùng dùng GPU R300 sản xuất trên tiến trình 150 nm với 8 ống lệnh đồ hoạ hỗ trợ DX 9, Radeon 9500 Pro tương tự Radeon 9700 Pro với hiệu năng ấn tượng nhưng giá thành chưa tới 200 USD. Xung nhân và nhớ lần lượt của nó là 275 & 270 MHz, chỉ thấp hơn model đầu đàn 50 & 35 MHz. Bù lại, bộ nhớ có bề rộng 128-bit chỉ bằng 1/2 so với Radeon 9700 Pro. Tuy thế, Radeon 9500 Pro vẫn giáng đòn mạnh vào GeForce 4 Ti 4200 và giành lại thị phần cho ATI.

Một điểm thú vị ở "lứa" model Radeon 9500 Pro đầu tiên : bằng các hiểu biết về mạch điện, các modder có thể hàn một cầu nối trên bo mạch (PCB) giúp đẩy bề rộng nhớ lên 256-bit, kết hợp với OC tăng xung chiếc card lên ngang tầm Radeon 9700 Pro, nhưng giá thành thấp hơn đáng kể. Thao tác này gần tương tự khái niệm unlock trên các sản phẩm của AMD (ATI) gần đây, có điều bạn sẽ không nhận được quy chế bảo hành sản phẩm nữa.

Radeon 9500 Pro dù là thành công lớn cho ATI, song chi phí sản xuất của nó lại khá đắt đỏ (có thể xem là bản dùng lại của Radeon 9700 Pro). Do vậy mà về sau, ATI tung ra tiếp Radeon 9600 Pro với chi phí thấp hơn.
Radeon 9600 Pro chỉ có 4 ống lệnh đồ hoạ, nhưng nhờ tiến trình 130 nm, xung nhân và nhớ của nó đạt mức 400 & 300 MHz, giúp chiếc card mạnh ngang / hơn đàn anh Radeon 9500 Pro. Khả năng OC tốt của Radeon 9600 Pro cũng góp phần khiến nó là lựa chọn tốt cho phân khúc phổ thông.

6. Card màn hình NVIDIA GeForce 6600GT:

Sau thành công rực rỡ của dòng GeForce 4, GeForce 5 lại là một thất bại của NVIDIA. Mãi cho tới GeForce 6 mà mào đầu là model GeForce 6800 Ultra, hãng này mới giành lại vị thế đầu bảng card đồ hoạ. Nhưng
card màn hình mạnh nhất lại thường có giá thành cao nhất. Ở phân khúc phổ thông, mãi tới thu 2004, NVIDIA mới giới thiệu GeForce 6600GT. Dù dùng giao tiếp nhớ 128-bit, GPU của GeForce 6600GT được sản xuất trên tiến trình 110 nm, cho phép chiếc card hoạt động ở xung nhân và nhớ lần lượt 500 MHz & 500 MHz DDR. Hỗ trợ Shader Model 3.0, model GeForce mới này cạnh tranh trực tiếp chiếc card Radeon 9800 XT đầu đàn của ATI, nhưng giá thành chỉ 200 USD.
Card màn hình NVIDIA GeForce 6600 GT

Model có cùng giá thành của ATI lúc đấy, Radeon X600XT, hoàn toàn "không có cửa". Đến cuối 2004, ATI tung ra Radeon X700XT để cạnh tranh nhưng hiệu năng vẫn kém GeForce 6600GT. Tệ hơn là Radeon X700XT toả ra lượng nhiệt khá cao và chỉ có phiên bản giảm xung mới gây chút chú ý trên thị trường. GeForce 6600GT cũng là model tầm trung đầu tiên mà NVIDIA áp dụng công nghệ SLI (trước nay công nghệ này chỉ áp dụng cho sản phẩm cao cấp). Và nhờ chính sách giảm giá tuần tự về sau (cạnh tranh với ATI), model này tiếp tục là sản phẩm được đề nghị mua sau thời gian ra mắt.

7. Card màn hình ATI Radeon X800 GTO:

Đến thu 2005, ATI quyết định bổ sung một thành viên nữa vào dòng sản phẩm Radeon X800, nhưng ở cái giá "dễ chịu" với nhiều người - Radeon X800GTO. Chiếc card mới có 12 ống lệnh đồ hoạ, xung nhân 400 MHz, giao tiếp nhớ 256-bit. Phiên bản 128 MB RAM có xung nhớ 350 MHz trong khi bản 256 MB lên đến 490 MHz.

Card màn hình ATI Radeon X800 GTO

Cũng tương tự như Radeon 9500 Pro là bản dùng lại của Radeon 9700 Pro, Radeon X800GTOchia sẻ chung nhiều thứ với các model Radeon X800 cao cấp. Do vậy chỉ cần flash firmware (BIOS), người dùng có thể sở hữu được chiếc card Radeon X800 Pro hoặc X850 Pro với giá cực hời. Mặc dù lúc ra mắt, Radeon X800GTO có giá 180 USD. Nhưng nhờ chính sách cạnh tranh, giá của nó giảm dần dần xuống mức chưa tới 100 USD, đánh dấu sự xuất hiện đầu tiên của một card đồ hoạ 256-bit rất "bình dân".

8. Card màn hình NVIDIA GeForce 7600 GT:

Nếu GeForce 6600GT đã tạo ra cơn sốt mới ở phân khúc card tầm trung trong suốt 2005, thì GeForce 7600GT sẽ tiếp tục vai trò đó bắt đầu từ đầu 2006. Hiệu năng của chiếc card GeForce 7 mới tương đương với các model GeForce 6800 Ultra hoặc Radeon X850XT nhưng giá chỉ ... 140 USD !

Card màn hình NVIDIA GeForce 7600 GT

Dùng tiến trình 90 nm, nhân đồ hoạ GeForce 7600GT có 12 ống lệnh đồ hoạ, xung nhân và nhớ 560 & 700 MHz DDR, dựa trên giao tiếp 128-bit. Chiếc card màn hình này dễ dàng hạ gục đối thủ cùng tầm giá Radeon X1600XT và thậm chí là ngang cơ model X1650XT ra mắt sau đấy. Về sau khi tình trạng của ATI ngày một tệ hơn (đến mức bị AMD mua lại), GeForce 7600GT tiếp tục là model có tỷ lệ p/p tốt nhất trên thị trường.

9. Card màn hình ATI Radeon X1950 Pro:

Suốt 2006, ATI hoàn toàn không có gì để cạnh tranh với
GeForce 7600GT ở phân khúc tầm trung. Mãi tới cuối năm ấy, phe đỏ mới có một đại diện đáng kể với giá thành dưới 200 USD: Radeon X1950 Pro.
Card màn hình ATI Radeon X1950 Pro

Thực ra trước ấy, ATI đã có Radeon X1900 GT ở mức giá này. Nhưng nó vốn là bản dùng lại của Radeon X1900 XT dựa trên nhân R580 không hoàn chỉnh. Do vậy mà chi phí sản xuất Radeon X1900 GT rất đắt đỏ, hoàn toàn không có lợi về mặt tài chính cho ATI. Hãng này quyết định tung ra Radeon X1950 Pro dựa trên nhân R570 nhỏ hơn (90 nm), hiệu quả hơn và ít tốn kém hơn. R570 là con chip có 36 nhân đồ hoạ (shader core), hoạt động ở xung 575 MHz và bộ nhớ 256-bit chạy ở mức 690 MHz, chi phí rẻ hơn và nhờ đấy có thể trụ lại được ở phân khúc 200 USD. Thậm chí nó còn hạ được cả 2 card màn hình GeForce 7900GS7900GT dù chi phí sản xuất rẻ hơn.

10. Card màn hình NVIDIA GeForce 8600GT &
8600GTS:

Thực ra khi mới ra mắt hồi đầu 2007, tỷ lệ p/p của 2 model GeForce này không "tốt" cho lắm. Chúng thậm chí không hơn GeForce 7600GT nhiều và còn bị áp đảo bởi Radeon X1950 Pro lẫn GeForce 7900GS. Giá lần lượt của 2 model GeForce 8 này là 150 & 200 USD. Nhưng điều gì đã giúp chúng "có mặt" ở đây?
Card màn hình NVIDIA GeForce 8600GT & 8600GTS

Nguyên nhân sâu xa thực tế lại bắt nguồn từ AMD (khi mua lại ATI) đã bắt đầu cuộc chiến giá cả với Radeon HD 2600XT (sẽ bàn ở phần sau). Điều này khiến cho NVIDIA phải hạ giá "khốc liệt" 2 model trên xuống ngưỡng 100 USD. Tất cả chúng đều được sản xuất trên tiến trình 80 nm và có 32 nhân đồ hoạ, giao tiếp nhớ 128-bit. Card màn hình 8600GT có xung nhân và nhớ lần lượt 540 & 700 MHz còn 8600GTS cao hơn ở mức 675 & 1000 MHz.

11. Card màn hình AMD Radeon HD 2600XT:

Như đã nói, sau lần "cưới hỏi" "cô vợ" ATI xong, "anh chàng" AMD đã lao vào cuộc chiến với "nhân tình" cũ NVIDIA (thực chất quan hệ giữa AMD và NVIDIA trước đấy khá tốt, không chỉ ở đồ hoạ mà còn CPU và chipset, cuộc hôn phối giữa AMD và ATI thực sự gây shock cho giới công nghệ). Chỉ ít tháng sau khi NVIDIA ra mắt GeForce 8600GT, AMD đáp trả với Radeon HD 2600XT.

Card màn hình AMD Radeon HD 2600XT

Cũng như các model của NVIDIA, ban đầu những chiếc card Radeon HD mới cũng khá đắt đỏ. Nhưng nhờ sự tồn tại mang tính cạnh tranh cùng hiệu năng ngang ngửa nhau, chúng đã châm ngòi cho một cuộc chiến giá cả. Tem giá của 2 sản phẩm lần lượt bị đẩy xuống dưới 100 USD so với ngưỡng trên 150 USD khi vừa ra mắt. Radeon HD 2600XT dựa trên GPU RV630, sản xuất trên dây chuyền 65 nm với 120 nhân shader (SP) hoạt động ở xung 800 MHz, giao tiếp nhớ 128-bit hoạt động ở cùng xung với nhân SP.

12. Card màn hình NVIDIA GeForce 8800GT & 9800GT:

Hai model này thực chất là một, do NVIDIA đổi tên chiếc card GeForce 8 thành GeForce 9. Vào cuối 2007, tròm trèm một năm sau khi GeForce 8800GTX xuất hiện, NVIDIA phát hành một trong những chiếc card có tầm ảnh hưởng nhất thập kỷ - GeForce 8800GT. Dựa trên GPU G95 (65 nm) mới, card GeForce 8800GT có 112 SP (so với card đầu đàn GeForce 8800GTX là 128 SP), xung nhân 600 MHz và xung nhớ 900 MHz, giao tiếp nhớ 256-bit. Giá thành 200 / 250 USD tuỳ dung lượng RAM, model này có hiệu năng như "trêu ngươi" khi gần ngang đàn anh 600 USD GeForce 8800GTX và khỏi cần nói, bỏ xa model đứng đầu Radeon HD 2900XT của AMD.

Card màn hình NVIDIA GeForce 8800GT & 9800GT

Và nó đã thành công như nào ? 4 năm sau ra mắt, cho đến hôm nay card màn hình GeForce 8800GT vẫn là một chiếc card tương đối đủ cho game (tất nhiên không thể bằng những chiếc về sau). Hiệu năng của nó gần với Radeon HD 6670, và vẫn mạnh hơn đàn em GeForce GT 240 dùng GDDR5. NVIDIA hiện vẫn chưa có model dưới 100 USD nào thay thế được nó. GeForce 8800GT giữ một vị trí khá "bền bỉ" trong danh sách những card khuyên dùng của Tom's Hardware trong một thời gian dài. Kể cả lúc bị sửa tên thành GeForce 9800GT, nó vẫn là một huyền thoại về gaming. Mãi về sau nó mới bị loại khỏi danh sách vì ... không còn bán để mua nữa !

13. Card màn hình AMD Radeon HD 3850 & 3870:

"Trời sinh Du lại còn sinh Lượng?", nếu Radeon HD 38503870 không ra đời trong một thế giới không tồn tại GeForce 8800GT, thì chúng có thể đã thống trị toàn phân khúc phổ thông. Nhưng định mệnh đã sắp đặt, 2 chiếc card Radeon xuất hiện chỉ vài tháng sau khi model phổ thông của NVIDIA trở thành huyền thoại. Mặc dù vậy, những chiếc card của AMD đem lại mức hiệu năng tương xứng với giá thành của chúng.

Card màn hình AMD Radeon HD 3850 & 3870

Card màn hìnhRadeon HD 3850 dùng một GPU 55 nm với 320 SP, xung nhân 670 MHz và xung nhớ 833 MHz, chạy giao tiếp nhớ 256-bit. Radeon HD 3870 dùng cùng loại GPU nhưng xung nhân và nhớ cao hơn lần lượt là 775 & 1125 MHz. Mặc cho Radeon HD 3870 giành giật vị trí gần với 8800GT, HD 3850 vẫn tìm thấy vị trí đứng phù hợp cho mình với mức giá thấp hơn. Cho đến cuối "cuộc đời", Radeon HD 38503870 phải đối mặt với các phiên bản GeForce 9600 ở mức 85 & 100 USD, góp phần tạo ra một tiêu chuẩn mới cho phân khúc card bình dân (dưới 100 USD).

14. Card màn hình NVIDIA GeForce 9600GT &
9600GSO:

Nhưng Radeon HD 3870 không "luồn cúi" bên dưới GeForce 8800GT được lâu. Tới đầu 2008, người ta chứng kiến sự ra đời của GeForce 9600GT. Được trang bị GPU G94 (65 nm) với 64 SP, giao tiếp nhớ 256-bit, xung nhân 650 MHz và nhớ 900 MHz, sản phẩm này mạnh ngang hàng với Radeon HD 3870. Về sau, chúng "đánh nhau" quyết liệt cho tới khi còn chưa tới 100 USD.
Card màn hình NVIDIA GeForce 9600GT & 9600GSO

Còn với GeForce 9600GSO, nó lại không xuất phát từ cùng GPU G94. Nó chính xác hơn là bản sửa tên của GeForce 8800GS, vốn là phiên bản không hoàn chỉnh của GeForce 8800GT dựa trên GPU G92, chỉ có 96 thay vì 128 SP. Giao tiếp nhớ cũng bị thu lại từ 256-bit xuống 192-bit, điều này dẫn tới dung lượng bộ nhớ có con số "buồn cười" 384 MB. Và hiệu năng của GeForce 9600GSO (hay GeForce 8800GS) vừa đủ để "đuổi kịp" Radeon HD 3850.

Nhưng dường như "muốn" người tiêu dùng bối rối hơn, về sau NVIDIA thay đổi "ruột" model GeForce 9600GSO bằng cách dùng GPU G94 vốn của GeForce 9600GT, nhưng chỉ có 48 SP hoạt động bình thường. Xung nhân và nhớ vẫn không đổi (550 & 800 MHz) nhưng số lượng shader giảm trong khi băng thông nhớ được tăng lên (256-bit). Kết quả là một chiếc card có hiệu năng tương đương model cũ (dùng GPU G92).

15. Card màn hình AMD Radeon HD 4850 & 4870:

Dòng sản phẩm GeForce GTX 200 được ra mắt vào giữa 2008, với model GTX 280 là chiếc card mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Nhưng chỉ vài tuần sau, AMD giới thiệu 2 model Radeon HD 48504870. Dù 2 đại diện Radeon không thể tranh giành vị trí đầu bảng, song giá của chúng lại hấp dẫn được một số đông người dùng khi đem lại mức khung hình (fps) khá chắc chắn. Với giá thành lần lượt là 200 & 300 USD, thực tế Radeon HD 48504870 mạnh ngang hàng với GeForce GTX 260 (400 USD) và 9800GTX+ (230 USD).

Card màn hình AMD Radeon HD 4850 & 4870

Cả hai card màn hình của AMD có được tốc độ và giá thành phù hợp nhờ thiết kế hiệu quả của chúng. Cùng dùng chung GPU RV770 (55 nm) với 800 SP và giao tiếp nhớ 256-bit, Radeon HD 4850 chạy ở xung 625 MHz và dùng bộ nhớ GDDR3 ở tốc độ 993 MHz, còn Radeon HD 4870 chạy ở xung 750 MHz và dùng bộ nhớ GDDR5 900 MHz. Bộ nhớ GDDR5 đem lại băng thông gấp đôi GDDR3 (khi ở cùng xung) đã giúp Radeon HD 4870 đối đầu tốt với GeForce GTX 260.

Một cuộc chiến giá cả là điều không thể tránh khỏi. Thế nhưng
Radeon HD 4870 tốn kém nhiều hơn để sản xuất, nên nó không thể "xuống giá" thấp ngang với đối thủ từ AMD được. Chưa kể, Radeon HD 4870 sau cùng đã hạ xuống chỉ còn 150 USD trước khi được thay thế bởi Radeon HD 5770. Còn GeForce 9800GTX+ về sau được đổi tên thành GeForce GTS 250, được định hướng để tạo áp lực lên Radeon HD 4850. Cả hai chiếc card này chung cuộc chỉ còn 100 USD và đều đem lại giá trị tuyệt vời trong suốt một thời gian dài.

16. Card màn hình NVIDIA GeForce GTS 250 (GeForce 9800 GTX+):


Card màn hình GeForce 9800GTX được giới thiệu vào Q1 2008, giá thành trong khoảng 300 - 350 USD và được định hướng là giải pháp cao cấp từ NVIDIA. Nó mạnh gần ngang GeForce 8800Ultra, nhưng đứng ở mức giá thấp hơn rất nhiều. Việc AMD ra mắt Radeon HD 4850 trong cùng năm đã gây ngạc nhiên cho nhiều người và NVIDIA đánh trả lại bằng cách tốt nhất mà họ có : O.C GeForce 9800GTX lên đồng thời hạ giá của nó xuống. Chiếc card mới được đặt tên GeForce 9800GTX+.
Card màn hình NVIDIA GeForce GTS 250

Dùng cùng GPU G92 của card GeForce 8800GTS 512 với giao tiếp nhớ 256-bit và 128 SP, nhưng nhờ tiến trình 55 nm nên con chip đồ hoạ của GeForce 9800GTX+ đạt được mức xung 738 MHz (cao nhất trong tất cả các model GeForce 8 & 9 từng ra mắt) và bộ nhớ GDDR3 chạy ở mức 1100 MHz. Chiếc card vận hành khá tốt, đến nỗi trong 2009 nó đã được đổi tên thành GeForce GTS 250 nhằm phù hợp với chính sách về thương hiệu của NVIDIA. GeForce GTS 250 "sống mái" với Radeon HD 4850 cho đến khi cả hai cùng ngưng được sản xuất, và cùng trở thành huyền thoại ở phân khúc bình dân khi chỉ còn khoảng 100 USD.

17. Card màn hình AMD Radeon HD 4670 & 4650:

Vào cuối 2008, AMD mở rộng thêm dòng sản phẩm Radeon HD 4000 với hai model tầm trung Radeon HD 46704650. Các thông số kỹ thuật rất gần với Radeon HD 38703850, điểm khác biệt lớn nhất là giao tiếp nhớ bị thu hẹp từ 256 xuống 128-bit. Cả bốn chiếc card này đều có 320 SP, và hai đại diện HD 4600 chỉ khác nhau ở mức xung : 600 MHz nhân và 500 MHz nhớ DDR2 cho Radeon HD 4650, còn Radeon HD 4670 là 750 MHz nhân và 900 - 1000 MHz nhớ GDDR3 (gấp đôi băng thông nhớ).

Card màn hình AMD Radeon HD 4670 & 4650

Nhưng ưu điểm thực sự của hai card màn hình này nằm ở mức giá của chúng : 70 USD cho Radeon HD 4650 và 80 USD cho Radeon HD 4670, cho phép model Radeon HD 3850 đã "nhiều tuổi" và ngưng được sản xuất "về hưu". Radeon HD 46704650 cùng thiết lập nên phân khúc card bình dân (dưới 100 USD) mới cho đến khi chúng tiếp tục bị thay thế bởi đàn em Radeon HD 56705570 vào năm sau.

18. Card màn hình AMD Radeon HD 5770 & HD 6770:

Sau khi ra mắt dòng sản phẩm Radeon HD 5800 vào cuối 2009, AMD nhanh chóng bổ sung thêm hai đại diện Radeon HD 57705750. Các model này đem lại hiệu năng ngang ngửa với Radeon HD 4870 và 4850. Mặc dù ban đầu Radeon HD 5770 được rao ở mức 160 USD, nhưng con số ấy nhanh chóng sụt giảm, khiến cho chiếc card trở thành kẻ đứng đầu về giá trị sản phẩm.

Cùng có 800 SP nhưng chạy ở xung 850 MHz,
card màn hình Radeon HD 5770 nghe như một bản HD 4870 được OC sẵn. Tuy vậy Radeon HD 5770 dùng giao tiếp nhớ 128-bit còn HD 4870 là 256-bit. Hai chiếc card đều dùng bộ nhớ GDDR5 với chip nhớ trên Radeon HD 5770 chạy ở mức 1200 MHz còn. Và có vẻ Radeon HD 4870 không dùng hết ngần ấy băng thông nhớ khi HD 5770 cho hiệu năng gần tương đương với một bộ nhớ nhỏ hơn khá nhiều.
Card màn hình AMD Radeon HD 5770 & HD 6770

Hiện card màn hình Radeon HD 5770 vẫn có mặt trên thị trường. Ở mức 110 USD, không có model nào có thể chạm tới nó. Các đối thủ gần nhất là Radeon HD 6790 GeForce GTX 550 Ti, nhưng cả hai đều có giá 130 USD và tạo ra khoảng cách lớn về mặt giá trị. Radeon HD 5750 lại không được khuyến khích nhiều bằng HD 5770 vì khoảng cách về giá quá nhỏ so với giá trị mang lại. Vị thế đứng của Radeon HD 5770 quá tốt đến nỗi AMD bỏ qua ra mắt sản phẩm mới cho phân khúc này. Bù lại họ chọn cách đổi tên nó thành Radeon HD 6770 vào đầu 2011. Khác biệt duy nhất về tính năng của Radeon HD 67705770 là khả năng tăng tốc phần cứng khi xem Blu-ray 3D.

19. Card màn hình AMD Radeon HD 5570 & 5670:

Card màn hình Radeon HD 5570 được giới thiệu trước vào cuối 2010, trong khi HD 5670 ra mắt trễ hơn một vài tháng. Hai chiếc card đều dùng GPU RV830 (40 nm) với 400 SP và giao tiếp nhớ 128-bit. Radeon HD 5570 hoạt động ở xung nhân 650 MHz và nhớ 900 MHz GDDR3. Còn Radeon HD 5670 ở mức nhân 775 MHz và nhớ 1000 MHz GDDR5. Việc dùng GDDR5 giúp Radeon HD 5670 có băng thông nhớ gấp đôi Radeon HD 5570.
Card màn hình AMD Radeon HD 5570 & 5670

Card màn hình Radeon HD 5570 có giá khi ra mắt 80 USD, thực sự không gây hấp dẫn, vì hiệu năng của nó chỉ ngang chiếc card Radeon rẻ hơn 10 USD là HD 4670. Song khi Radeon HD 4670 được cho "về hưu", AMD đặt lại giá cho HD 5570 là 60 USD. Chiếc card này trở thành mức đo chuẩn cho các gamer có hầu bao rất hạn hẹp. Trong khi đó Radeon HD 5670 mạnh hơn khá nhiều, chỉ xếp sau GeForce 8800GT (9800 GT), nhưng giá ra mắt ban đầu (100 USD) lại quá cao. Khi AMD hạ xuống còn 80 USD, Radeon HD 5670 trở thành một lựa chọn hợp lý hơn. Đặc biệt khi GeForce 8800GT (9800GT) không còn trên thị trường nữa thì Radeon HD 5670 còn "một mình một chợ".

20. Card màn hình NVIDIA GeForce GTX 460:

Sau cùng đến 2010, NVIDIA cũng chịu ra mắt một model dưới 250 USD mà không dùng lại (đổi tên) kiến trúc của các model GeForce 8800. GPU GF104 (40 nm) thực sự dựa trên kiến trúc Fermi mới với các thay đổi được tối ưu cho xử lý dòng đa nhân. Hiện thân đầu tiên của GF104 là GeForce GTX 460.

Card màn hình NVIDIA GeForce GTX 460

Card màn hình này có hai phiên bản : GeForce GTX 460 1 GB và 768 MB. Khác biệt về dung lượng nhớ này được thể hiện trên nhiều thông số khác. Dù đều có 336 SP (hay nhân CUDA), xung nhân 675 MHz và nhớ 900 MHz GDDR5, phiên bản 1 GB có giao tiếp nhớ 256-bit và 32 ROP trong khi bản 768 MB chỉ có 192-bit giao tiếp nhớ với 24 ROP. Nhưng sau cùng thì hiệu năng không khác biệt lắm. Khoảng cách này cho phép chúng có khác biệt vừa phải về giá khi ra mắt : 230 USD cho bản 1 GB và 200 USD cho bản còn lại.

Đến khi Radeon HD 6850 xuất hiện, GeForce GTX 460 1 GB bị đẩy xuống mức 200 USD và tiếp tục hiện diện cho đến hôm nay. Hiện nó có giá 160 USD nhưng hiệu năng rất ấn tượng. Không may cho GeForce GTX 460 768 MB, phiên bản này đã bị ngưng sản xuất và vị trí của nó hiện bị nắm giữ bởi tân binh Radeon HD 6790.

21. Card màn hình AMD Radeon HD 6850 & 6870:

AMD ra mắt chip Barts (kiến trúc VLIW4) vào cuối 2010. Mẫu GPU 40 nm này được dùng cho Radeon HD 68506870, nhưng có khác biệt về cấu hình. Radeon HD 6850 có 960 SP, xung nhân 775 MHz và xung nhớ 1000 MHz. Còn Radeon HD 6870 có 1120 SP, xung nhân 900 MHz và nhớ 1050 MHz. Cả hai đều có giao tiếp nhớ 256-bit và cùng hỗ trợ bộ nhớ GDDR5.

Card màn hình AMD Radeon HD 6850 & 6870

Các thông số trên đã để lại mức hiệu năng ấn tượng. Với giá 180 USD, Radeon HD 6850 nhanh chóng trở thành chiếc card 200 USD khó nhằn. NVIDIA đối phó bằng cách giảm giá model GeForce GTX 460 1 GB. Hiện nay cả hai đang so găng với nhau tại cùng mức 160 USD.

Còn model Radeon HD 6870 khởi đầu "sự nghiệp" bằng 240 USD, hiệu năng của nó được xem gần với GeForce GTX 470. Tại lúc ấy, chiếc card GeForce có giá 300 USD. Điều tất yếu là giá GeForce GTX 470 được giảm để tạo ra cạnh tranh. Nhưng không lâu sau nó đã được "nghỉ hưu" và được thay bằng đàn em GeForce GTX 560. Cho đến nay, hai model card Radeon và GeForce trên cùng chiến đấu tại mức giá 180 USD. Hiệu năng card đồ hoạ ở phân khúc phổ thông hiện chưa bao giờ ấn tượng đến thế.

Và tương lai ?

Điều hiển nhiên là danh sách này sẽ không dừng ở đây. Hai nhà sản xuất GPU chính là AMD và NVIDIA sẽ tiếp tục bổ sung thêm các tân binh mới vào đấu trường. Tuy vậy với sự xuất hiện của các CPU đi kèm nhân xử lý đồ hoạ (APU theo cách gọi của AMD), xem chừng phân khúc card dưới 100 USD sẽ không tồn tại được bao lâu nữa. Cuộc chiến card đồ hoạ sẽ được đẩy lên một mức cao hơn mà 100 USD sẽ là giá khởi điểm cho tất cả.

Còn với tương lai gần trước mắt, những đấu thủ mới có thể sẽ xuất hiện trong "vòng loại" 200 USD sẽ là
card màn hình Radeon HD 6950card màn hình GeForce GTX 560 Ti. Chúng vốn là các model cao cấp. Song khi AMD và NVIDIA cùng ra mắt các sản phẩm card màn hình mới mạnh mẽ hơn thì những chiếc card màn hình cũ sẽ bị đẩy xuống. Và chính nhờ sự cạnh tranh qua lại, bạn - người tiêu dùng - sẽ là người hưởng lợi từ những cuộc chiến giá cả này.