Những điều cần biết về card màn hình

Để các bạn hiểu rõ thêm về card màn hình, cardmanhinh.com vừa tổng hợp lại kiến thức thành bài viết dưới đây cho các bạn tham khảo: các loại card màn hình, những điều cần quan tâm về card màn hình.

Tags: card màn hình NVIDIA AMD Intel

mua card màn hình

Những điều cần biết về card màn hình

Những điều cần biết về card màn hình

Card màn hình là thiết bị có nhiệm vụ xử lý các thông tin về hình ảnh trong máy tính, thông qua kết nối với màn hình (CRT hay LCD...) để hiển thị hình ảnh cho người sử dụng có thể giao tiếp được. Card màn hình có thể được tích hợp trên CPU hoặc trước đây là Mainboard được gọi tắt là card màn hình onboard hoặc card màn hình độc lập hay card màn hình rời.

Card màn hình onboard: các nhà sản xuất chủ yếu bao gồm: Intel, NVIDIA, ATI (AMD đã mua) và VIA. Ở thị trường quốc tế và ngay cả Việt Nam, Intel chiếm thị phần rất lớn ở mảng đồ họa nầy do card màn hình được tích hợp trực tiếp vào CPU (trước đây là mainboard) và bán ở các PC giá rẻ, có ngay cả trong các loại laptop bình dân. Tiếp đến là AMD nhưng cạnh tranh không lại với Intel do CPU bán không lại, còn nhà cung cấp NVIDIA và VIA đến hiện tại đã không còn sản xuất cho mảng PC hoặc cực thấp không về vn.

1 điểm bạn cần biết là tại thời điểm hiện tại thì card màn hình onboard của Intel và AMD đã dư sức cho bạn sử dụng với các tác vụ thông thường trong ngày như lướt web, facebook, xem film và chơi game online. Về cơ bản mà nói thì với dòng Intel, trừ khi bạn đang xài dòng onboard đời cũ (tức CPU dùng Duo Core, chưa qua Core i được) thì nó khá chật vật với nhu cầu hiện tại (vẫn xài được nhưng có gì đó đáng ghét lắm), chứ nếu đã lên dòng Core i (cụ thể là dòng Sandy Bridge trở lên) thì bạn có thể vô tư rùi đấy. 1 số game online có thể chơi ok ở chế độ low-setting và xem film chất lượng 720p. Chính vì thế nên khi mua máy tính xài card onboard, bạn cần nên xác định rõ nhu cầu của bạn muốn làm gì. 1 số người có nhu cầu xem film nhiều và chơi game online ở mức trung bình nhưng lại xài card onboard thì rất là khó chịu. Còn về dòng AMD do không phổ biến lắm ở thị trường VN nên tôi chỉ có thể nói là nó có hiệu năng khá tốt so với dòng Intel onboard nên cũng không cần so đo lắm làm gì.

Card màn hình rời là xu hướng sử dụng

Card màn hình rời: thời điểm hiện tại là thời đại của card màn hình rời, điều nầy đơn giản là do giá thành cũng như hiệu năng đồ họa mà nó mang lại không có gì phải đáng bàn cải. Chỉ với mức giá tầm 1tr là bạn có thể tậu 1 con card rời về coi film FHD và chơi game online khá ngọt ngào. Cao hơn tí thì bạn có thể tận hưỡng mức film 4K cũng như các thể loại game offline nhẹ nhàng khác. Nhìn chung thì khi bạn cần hiệu năng đồ họa thì bắt buộc phải dùng card rời. Chú ý rằng bạn phải lưu ý đến bộ nguồn khi sử dụng dòng card nầy cũng như hơn 99% các dòng laptop không thay thế (nâng cấp) card rời được. Để đánh giá 1 card màn hình rời, người ta thường phải nắm rõ các thông số sau: bộ xử lí đồ họa GPU, bộ nhớ Video, giao tiếp kết nối và nguồn phụ. Bạn nên chú ý rằng khi so sánh card màn hình rời cần phải so sánh nhiều thứ (chủ yếu là so GPU) chứ không phải là bộ nhớ không nhé, rất nhiều người cứ cho rằng card 2 GB sẽ mạnh hơn card 1 GB và điều nầy thì sai lầm hoàn toàn

1. Bộ xử lí đồ họa GPU: GPU chính là bộ phận tạo nên sức mạnh tính toán của card màn hình rời, nó cũng giống với CPU là trung tâm của máy tính chúng ta. NVIDIA và AMD đang cố gắng chạy đua ra mắt những GPU cao cấp có tốc độ xử lí nhanh, ít hao điện và hỗ trợ những ứng dụng GPGPU. Song song với những cấu trúc mới để có hiệu năng cao, vấn đề về điện năng cũng được quan tâm. 1 trong nhưng cách làm giảm công suất tiêu thụ của GPU chính là các công nghệ sản xuất ngày càng nhỏ như 40nm, 32nm và gần đây nhất là đang tiến hành sản xuất GPU với 28nm (trong năm sau chúng ta có thể thấy 14nm rồi). Mỗi đời GPU sẽ công nghệ khác nhau cũng như các hỗ trợ khác từ nhà sản xuất nên về cơ bản có thể nói, tầm 1 mức tiền thì bạn nên lấy con GPU đời sau hơn là đời trước (tôi không nói hiệu năng nó sẽ cao hơn nhưng chắc chắn về mặt công nghệ sẽ hay ho hơn, như bây giờ là thời đại DirectX 12 của Windows 10, mua card mà không có DirectX 12 thì hơi tù 1 tí, hehe)

1 số GPU của NVIDIA

1 số GPU của NVIDIA

2. Bộ nhớ card: là thành phần không thể thiếu trong card màn hình rời. Bộ nhớ càng nhiều và tốc độ càng cao sẽ hổ trợ rất nhiều cho những dữ liệu tính toán và những dữ liệu chờ đưa ra màn hình. Bộ nhớ Video nhanh nhất hiện nay là GDDR5. Để hạ giá thành của card màn hình, NVIDIA và AMD có khi lại dùng bộ nhớ Video cấp khác như: DDR2, GDDR, GDDR3 ... GDDR5 khác với DDR ở tốc độ xung nhịp và tốc độ. Thông thường card màn hình dùng bộ nhớ Video GDDR5 có tốc độ 4000MHz thì chúng ta hiểu tốc độ DDR là 4000MHz nhưng tốc độ xung nhịp chỉ là 1/4 tức là 1000MHz. Bên cạnh dung lượng bộ nhớ và tốc độ, cần quan tâm đến Bus bộ nhớ Video. Bus càng lớn càng tốt, ít nhất là 64-bit, 128-bit và 256-bit. Những card màn hình cao cấp của NVIDIA thường có bus 384-bit, card đồ họa đôi SLI hay Crossfire có khi lên đến 768 bit. Theo tin đồn thì năm sau sẽ xuống hiện loại bộ nhớ GDDr5X có hiệu năng và tốc độ gấp đôi dòng GDDr5. Hiện tại thì với công nghệ HBM (High Bandwidth Memory) thì giao tiếp bộ nhớ đã đạt mốc 4096 bit với băng thông lên đến 512GB/s còn HBM2 theo dự báo sẽ đạt mức băng thông 1TB/s.

Chip bộ nhớ thường như vầy

Chip bộ nhớ thường như vầy

3. Giao tiếp kết nối Motherboard: phổ biến nhất hiện nay là PCI Express. PCI Express 2.0 có băng thông gấp 2 lần so với PCI Express 1.0. Nhiều Motherboard có 1,2 hoặc 8 làn PCI Express. PCI Express mới nhất hiện nay là PCI Express 3.0 (đã có thông số của 3.1 và 4.0 nhưng vẫn chưa thương mại). Chú ý rằng PCI Express có tính tương thích ngược tức là nếu card màn hình hay mainboard xài khác đời vẫn xài được bình thường nhé (hiệu năng hình như có giảm nhưng không đáng kể)

Mainboard Asus với 6 khe PCI Express

Mainboard Asus với 6 khe PCI Express

4. Nguồn phụ: Nhiều card màn hình rời sẽ cần có thêm đầu nối nguồn phụ để cung cấp thêm điện năng khi PCI-e không cung cấp đủ. Mỗi khe PCI-e chỉ cấp điện năng khoảng 75W, nếu card màn hình yêu cầu công suất lớn hơn 75W thì nó sẽ có thêm đầu nối nguồn phụ. Người dùng cần xác định xem PSU - bộ nguồn máy tính của mình - có đủ công suất cấp cho toàn bộ hệ thống hay không. Chính vì điều nầy nên khi mua máy tính, bạn nên mua PSU có công suất thật để sau nầy có dùng card rời cũng đỡ chi phí hơn. Ngoài ra, nguồn dỏm thì khả năng bị tụt áp và cháy máy cũng cao hơn rất nhiều

Chú ý đến đầu cắm nguồn phụ cho card màn hình

Chú ý đến đầu cắm nguồn phụ cho card màn hình