Card màn hình là gì

Card màn hình là gì ? Card màn hình có vai trò gì trong máy tính ? 1 gamer hay là 1 nhân viên văn phòng thì cần chọn card màn hình như thế nào cho phù hợp ? Tất cả sẽ được cardmanhinh.com chia sẽ trong bài viết sau đây:

Tags: card màn hình NVIDIA AMD Intel VGA GPU

mua card màn hình

Card màn hình là gì

Card màn hình là gì

Card màn hình (VGA: Video Graphics Adaptor hay Video Graphics Card) còn được gọi là bo mạch đồ họa (Graphics Adapter), thiết bị đồ họa … là thiết bị có nhiệm vụ xử lý các thông tin về hình ảnh trong máy tính, thông qua kết nối với màn hình (CRT, LCD...) để hiển thị hình ảnh cho người sử dụng giao tiếp được với máy tính. Bất kì máy tính cá nhân nào (Personal Computer) hay máy tính xách tay (Laptop) cũng đều phải có card màn hình, thậm chí có thể nói thiết bị nào có xuất hình ảnh ra thì phải có chip điều khiển việc đó và nó thường gọi là card màn hình cho dễ hiểu. Tên gọi phổ biến của nó là VGA (còn được hiểu là 1 chuẩn kết nối phổ thông: Analog or D-Sub 15pin). Có nhiều cách phân biệt card màn hình như phân biệt theo dạng vật lý, theo chip xử lý (GPU), theo cách giao tiếp với bo mạch chủ (Mainboard) như PCI, AGP, PCI Express, MXM ... và còn theo hãng sản xuất ra thiết bị.

Trùm cuối của NVIDIA hiện nay là card màn hình NVIDIA GeForce GTX 980 Ti

Trùm cuối của NVIDIA hiện nay là card màn hình NVIDIA GeForce GTX 980 Ti

Hiện nay ở VN, 2 hãng cung cấp chip đồ họa lớn nhất là NVIDIA và AMD (trước đây là ATI bị AMD mua lại, riêng VIA thì im ru luôn rồi), còn 3 hãng sản xuất card màn hình phổ biến ở vn là ASUS, Gigabyte và MSI ... vài hãng nổi tiếng khác thì chen chân về vn không nổi như EVGA, Sapphire ..

Trùm cuối của AMD hiện nay là card màn hình AMD Radeon R9 Fury X

Trùm cuối của AMD hiện nay là card màn hình AMD Radeon R9 Fury X

Để dễ phân biệt, chúng ta thường phân biệt theo dạng vật lý:
++ Card màn hình onboard: gọi thế là do nó được tích hợp trên mainboard (trước đây và tuyệt chủng luôn rồi) hoặc trên CPU (phổ biến tầm vài năm trở lại đây và là xu hướng của máy tính cũng như điện thoại). Trước đây thì nó có thể dùng riêng chip đồ họa hoặc là 1 phần của chipset cầu bắc nhưng giờ thì nó nằm trong CPU, đa số 99.99999% phải dùng RAM của hệ thống share ra hoặc chỉ có 0.00001% có sẵn RAM riêng biệt của nó.
++ Card màn hình rời: hay gọi là card màn hình độc lập, nó giao tiếp với mainboard thông qua bus giao tiếp ở các khe cắm mở rộng như PCI, AGP (2 thằng nầy là quá khứ), PCI Express hay MXM (laptop).

Card màn hình rời đơn nhân mạnh nhất cho laptop hiện nay GTX 980MXM

Card màn hình rời đơn nhân mạnh nhất cho laptop hiện nay GTX 980MXM

Phân biệt 2 dạng card màn hình nầy thì nó y hệt như tên gọi của nó, cái nào tháo ra được thì gọi là rời còn cái nào tháo ra không được thì gọi là onboard. Chú ý rằng đa số laptop có card màn hình rời đều là dạng hàn dính trên mainboard không thể thay thế (nâng cấp) được nên nó thuộc dạng rời mà không rời.

Xét về hiệu năng để xem card màn hình có phù hợp với công việc của mình không, người ta thường chia card màn hình ra làm 5 dòng cơ bản sau:

++ Integrated Cards: card màn hình onboard hay còn gọi là card share. Trước đây card có hiệu năng rất thấp hầu như chỉ đáp ứng đủ nhu cầu office và web cơ bản cũng như xem film và game cho có lệ. Gần đây thì với công nghệ mới từ Intel và AMD đã nâng hiệu năng các loại card nầy lên ngang ngữa với 1 số loại card rời dòng thấp và tầm trung khác, có khả năng chơi game online mượt mà cũng như film FHD và 4K dễ dàng. Với hiệu năng tốt và được tích hợp sẵn trong CPU thì dàng nầy sẽ tiết kiệm chi phí kha khá khi bạn chưa cần hiệu năng đồ họa cao.

++ Low-End Cards: card màn hình rời loại yếu, có tính chất chữa cháy là chính, phù hợp dân văn phòng, có thể chơi vài game đơn giản. Tuy nhiên, nếu bạn dùng loại nầy thì tốt nhất nên xem rõ review để coi nó có mạnh hơn card onboard có sẵn của bạn hay không hoặc nếu mua thì tính toán lại chi phí cho hợp lý. Giá của nó thường rơi vào tầm thấp hơn 1 triệu và là dòng hay bị mấy ông bán hàng thổi phồng hiệu năng nhất. Với dòng nầy thì 99.999% bạn sẽ không cần quan tâm đến PSU của bạn

++ Mid-Range Cards: đây là dòng card phổ biến nhất ở vn chúng ta vì chi phí chỉ tầm 1 - 3 triệu đổ lại. Với dòng card nầy thì bạn có thể thoải mái chiến game online các kiểu cũng như các game 3D khác ở cấu hình thấp, còn film thì FHD vô tư nhưng 4K thì phải xem xét lại card có hỗ trợ hay không. Đây là dòng card thường bị đẩy mạnh doanh số nên cẩn thận khi nghe lời mới ông bán hàng nhé. Ngoài ra thì những người hay chờ đợi dòng card màn hình mới hay dòng khủng giảm giá cũng thường mua dòng nầy để chữa cháy là đẹp bài. Với dòng nầy thì bạn nên nhìn PSU của bạn là xịn hay dỏm nhé, thường PSU xịn có công xuất tầm 300 - 350W thì chiến vô tư vì thường 99.999% không dùng nguồn phụ.

++ Performance Cards: đa số những người sử dụng dòng card tầm trung nầy đều có hầu bao kha khá trong túi và giá nó cũng hơn 2 triệu trở lên. Với những dòng nầy thì các bạn có thể bắt đầu cày bừa game được rồi nhưng dĩ nhiên cũng phải tùy game mà cấu hình cho thích hợp. Nhìn chung thì với những người không có nhu cầu quá đáng (à gọi là biết túi tiền thế nào) thì đây là dòng card bạn nên sở hữu nếu đang từ card onboard đổi lên. Với dòng nầy thì bạn nên xem xét lại PSU của bạn kỹ lưỡng vào, thường nó sẽ yêu cầu dùng 1 đầu nguồn PCi-e 6pin hoặc hơn vì TDP của chúng sẽ bắt đầu cao hơn con số 150W rồi đấy. Hãy nhớ rằng PSU ~ 450 - 500W sẽ đảm bảo cho hệ thống bạn vận hành tuyệt vời nhất.

++ High-End Cards: card màn hình cao cấp và chuyên nghiệp, thường được người có nhu cầu cao về game 3D ở res cao nhất. Giá của chúng không hề rẽ nhưng hiệu năng về đồ họa nó đem lại không chê vào đâu được. Nói chung là khi bạn bắt đầu nhìn vào dòng nầy thì hãy nhớ 1 câu rằng: tiền nào của nó. Đặt điểm phân biệt dòng nầy thì cứ nhìn vào bảng giá, tính từ con mắc nhất (trùm cuối) trở ngược về tầm 2-3 là hết. Với dòng nầy thì tôi chỉ có thể nói là có tiền mới có quyền nên không dám bàn luận gì thêm.

Thật ra thì đây là cách chia cơ bản nhất vì thường thì người ta chỉ chia ra làm 3 dòng cơ bản là: thấp, trung và cao cấp cho dễ hình dùng (onboard sẽ bị gán vào dòng thấp luôn). Đây chỉ là cách chia tạm thời vì mỗi lần xuất hiện 1 dòng card màn hình mới thì có khi dòng card cao cấp cũ lại chỉ có hiệu năng ~ card trung cấp đời mới ... nên cách chia nầy sẽ không còn phù hợp. Dù sự lựa chọn của bạn là gì thì cũng nên nhờ 1 người có hiểu biết về card màn hình tư vấn dùm để không tốn nhiều chi phí mà vẫn theo kịp công nghệ mới. Hãy nhớ rằng bạn chọn mua card màn hình theo nhu cầu chứ đừng chạy theo công nghệ và quảng cáo (à nếu bạn có tiền thì thôi vậy).