Review card màn hình MSI Radeon R9 290X Lightning

Dưới đây là bài review card màn hình MSI Radeon R9 290X Lightning. Chúng ta sẽ kiểm tra xem MSI sẽ làm hiệu năng R9 290X lên đến mức nào cũng như khả năng làm mát và độ ồn của nó có phải chỉ thích hợp cho dân game thủ hay không

Tags: card màn hình MSI R9 290X

mua card màn hình

Hộp card màn hình MSI Radeon R9 290X Lightning

Hộp card màn hình MSI Radeon R9 290X Lightning

MSI tiếp tục sử dụng màu vàng và màu đen vào dòng card màn hình cao cấp của họ như đã từng làm và tôi thích điều nầy. Tôi cũng được biết là NVIDIA và cả AMD đều không thích màu sắc nào khác ngoại trừ màu đen và màu đỏ lên các sản phẩm của họ nhưng rất tốt là MSI không để ý điều nầy và luôn làm theo ý họ.

Mở hộp MSI Radeon R9 290X Lightning ra

Mở hộp MSI Radeon R9 290X Lightning ra

Hộp MSI Radeon R9 290X Lightning khá là nổi bật và cầu kỳ, khi mở ra thì sẽ thấy ngay con card đập vào mắt mình, ngoài ra trong hộp cũng có 1ngăn kéo để chứa toàn bộ các phụ kiện đi kèm theo chứ không chia ra làm nhiều ngăn như các dạng hộp khác.

Card màn hình MSI Radeon R9 290X Lightning

Card màn hình MSI Radeon R9 290X Lightning

Card màn hình MSI Radeon R9 290X Lightning ban đầu được phát hiện vào lần đầu tiên tại CES tháng 1/2014 và rất may là cho đến hiện tại thì thiết kế cũng không có gì thay đổi lắm. Tản nhiệt trông khá lớn (và chắc chắn là sẽ nặng) bao gồm 3 fan: 2 fan đen 2 bên bên sẽ quay chậm hơn 1 tí so với fan vàng chính giữa (có kích thước nhỏ hơn) và fan vàng cũng tạo ra tiếng ồn lớn hơn. Cả 3 fan đều có thể được quản lý bởi phần mềm đi kèm theo của MSI và có thể được điều khiển tốc độ, điều nầy sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc quản lý độ ồn theo ý bạn.

MSI VGA Fan Control sẽ giúp bạn tùy chỉnh tốc độ và độ ồn của card

MSI VGA Fan Control sẽ giúp bạn tùy chỉnh tốc độ và độ ồn của card

Tốc độ xung nhân card màn hình MSI Radeon R9 290X Lightning không khác biệt lắm so với tốc độ chuẩn nên sẽ khiến bạn cảm thấy thất vọng 1 chút: 1080 Mhz cho tốc độ xung nhân và 1250 Mhz cho xung bộ nhớ (5 GHz hiệu dụng), như vậy chỉ cao hơn con số mặc định 1000 MHz có 80 MHz. Điều quan trọng mà MSI an ủi bạn là bạn có thể sử dụng toàn thời gian của card với tốc độ 1080 MHz mà không cần bâng khuâng về các vấn đề khác.

Ngõ xuất hình được mạ vàng

Ngõ xuất hình được mạ vàng (dĩ nhiên là vàng xịn nhưng cạo ra bán không có giá đâu)

Card sẽ chiếm 2-slot cắm nhưng trên thực tế thì do tản nhiệt hơi lớn nên nó sẽ lấn vào khe thứ 3 gần hết nên bạn cần kiểm tra kỹ case cũng như mainboard của bạn (nhất là khi chạy Crossfire). Ngõ xuất hình bao gồm 2 cổng DVI, 1 cổng HDMI và 1 cổng DisplayPort...không có gì quá đặc biệt, nó cũng có khả năng hỗ trợ màn hình 4K/ 60Hz với mức chi phí là 0đ (trừ tiền màn hình và cáp ra).

2 đầu nguồn PCi-e 8pin và 1 đầu 6pin cho card hoạt động ổn định cũng như ép xung tốt

2 đầu nguồn PCi-e 8pin và 1 đầu 6pin cho card hoạt động ổn định cũng như ép xung tốt

Sự thay đổi đáng kể trong việc cung cấp nguồn cho MSI Radeon R9 290X Lightning là việc bạn phải bổ xung thêm 1 đầu nguồn PCi-e 8pin thay vì chỉ dùng 1 đầu 8pin và 1 đầu 6pin như phiên bản chuẩn. MSI tuyên bố rằng đầu nguồn bổ xung nầy sẽ giúp gia tăng và duy trì sự ổn định trong các thiết lập ép xung cao nhất. Nói chung người đã mua card nầy về dùng thì đa số sẽ là game thủ và PSU của họ dư sức làm việc nầy và chắc chắn là sẽ không quan đến điện năng tiêu thụ.

Mặt sau có tấm backplate để bảo vệ PCB và các linh kiện khác

Mặt sau có tấm backplate để bảo vệ PCB và các linh kiện khác

So sánh với card màn hình ASUS Radeon R9 290X DirectCU II

So với ASUS R9 290X DirectCU II thì ASUS trông có vẻ dài hơn nhưng kích thước tản nhiệt trông nhỏ nhắn và tiện dụng hơn

Cấu hình hệ thống review
CPU Intel Core i7-3960X Sandy Bridge-E
Motherboard ASUS P9X79 Deluxe
Memory Corsair Dominator DDR3-1600 16GB
Hard Drive OCZ Agility 4 256GB SSD
Sound card On-board
Graphic card MSI Radeon R9 290X Lightning 4GB
NVIDIA GeForce GTX 780 Ti 3GB
Graphic driver AMD Catalyst 14.3
NVIDIA GeForce 337.50
Power supply Corsair AX1200i
Opearating System Windows 8 Pro x64

Thông số card màn hình MSI Radeon R9 290X Lightning

Thông số card màn hình MSI Radeon R9 290X Lightning

Game Battlefield 4 không quá nặng và 2 card đều đạt 50fps thiết lập Ultra

Game Battlefield 4 không quá nặng và 2 card đều đạt 50fps thiết lập Ultra

R9 290X chỉ đạt 30fps còn GTX 780 Ti cao hơn khoảng 10% trong game Crysis 3 cấu hình Very High

R9 290X chỉ đạt 30fps còn GTX 780 Ti cao hơn khoảng 10% trong game Crysis 3 cấu hình Very High

R9 290X mạnh hơn GTX 780 Ti 7% ở game Metro: Last Light cấu hình Ultra

R9 290X mạnh hơn GTX 780 Ti 7% ở game Metro: Last Light cấu hình Ultra

R9 290X đạt 90fps và cao hơn GTX 780 Ti 10% trong game GRID 2 cấu hình cao nhất

R9 290X đạt 90fps và cao hơn GTX 780 Ti 10% trong game GRID 2 cấu hình cao nhất

R9 290X đạt 135fps còn GTX 780 Ti đạt 122fps game Skyrim cấu hình Ultra

R9 290X đạt 135fps còn GTX 780 Ti đạt 122fps game Skyrim cấu hình Ultra

Tiếp theo là phần mong chờ nhất. Dĩ nhiên là tôi cũng khuyên bạn nên mua 1 card màn hình cao cấp nhất có thể và cứ việc chạy bình thường, không cần làm gì hết...nhưng mua 1 card tốt quá thì chúng ta cũng nên ép xung 1 tí để xem MSI Radeon R9 290X Lightning chịu đựng đến mức nào. Sử dụng phần mềm MSI's Afterburnner, tốc độ xung nhân dễ dàng lên mức 1180 MHz, cao hơn 100 MHz so với mặc định và 180 Mhz so với phiên bản chuẩn. Với tốc độ nầy thì hiệu năng đồ họa cao thêm khoảng 18% và chạy khá ổn định. Tôi cũng mong đợi 1 tốc độ cao hơn và hiệu năng cũng tốt hơn nữa nhưng thật khá là thất vọng, khi tôi ép lên mức 1200 MHz thì có dấu hiệu nhiễu và buộc lòng tôi phải quay lại con số 1180 MHz. Các bạn cũng nên nhớ rằng với con số nầy thì nó cao hơn ASUS Radeon R9 290X DirectCu II 30 MHz (1150 MHz) khi tôi cố ép xung nhưng vẫn thấp hơn 30 MHz đối với Sapphire Tri-X R9 290X (1210 MHz).

Ép xung lên mức 1180 MHz và ổn định ở mức nầy

Ép xung lên mức 1180 MHz và ổn định ở mức nầy

Ghi chú: card màn hình MSI Radeon R9 290X Lightning ở tốc độ 1080 Mhz đạt 5160 điểm 3DMark Fire Strike Extreme, ở tốc độ 1180 MHz đạt 5468 điểm 3DMark Fire Strike Extreme. Như vậy là khi ép xung thì điểm số tăng thêm 6% so với mặc định và tăng thêm 9% so với phiên bản chuẩn.

Điểm 3DMark Fire Strike Extreme cao hơn 3% so với phiên bản mặc định

Điểm 3DMark Fire Strike Extreme cao hơn 3% so với phiên bản mặc định

Độ ồn không tốt lắm nhưng có thể chỉnh bằng phần mềm kèm theo

Độ ồn không tốt lắm nhưng có thể chỉnh bằng phần mềm kèm theo

3 phiên bản ép xung đều sử dụng điện năng rất tốt

3 phiên bản ép xung đều sử dụng điện năng rất tốt

Card màn hình MSI Radeon R9 290X Lightning có giá mắc nhất trong số 4 card tham khảo ở trên. Hiện tại có thể kiếm card trên Amazon với mức giá 704$, giá khá chát:
++ MSI Radeon R9 290X Lightning - 704$
++ ASUS R9 290X DirectCU II - 569$
++ Sapphire R9 290X Tri-X - 607$
++ Low priced R9 290X - 529$
++ NVIDIA GeForce GTX 780 Ti - 679$

Với mức giá nầy thì card màn hình MSI Radeon R9 290X Lightning đang rơi vào tình huống hơi khó xử: hiệu năng và khả năng làm mát cũng chỉ ngang ngữa với 2 con card kia nhưng giá quá chát, thậm chí ASUS còn thấp hơn 130$ lận, trên Newegg có bán MSI giá 679$ nhưng nói chung vẫn còn khá cao. Ai thích dòng Lightning lắm mới mua chứ giá nầy thì chả ai mua cả.