Review card màn hình MSI Radeon R9 280 3GB Gaming

Mặc dù không thật sự mới nhưng GPU R9 280 vẫn là 1 trong những cái tên bạn có thể cân nhắc trong bất kỳ cấu hình chơi game nào. Dựa trên GPU Tahiti cũng được tìm thấy với R9 280X, HD 7970, HD 7950 ... R9 280 phù hợp bới vì mức giá và độ hiệu quả mà tôi nghĩ rằng bạn sẽ cảm nhận trong bài review card màn hình MSI Radeon R9 280 3GB Gaming dưới đây

Tags: card màn hình MSI R9 280

mua card màn hình

Review card màn hình MSI Radeon R9 280 3GB Gaming

Với mức giả khởi điểm chỉ 229$, card màn hình MSI Radeon R9 280 3GB Gaming là 1 đối thủ cạnh tranh đánh gờm với bất kỳ dòng R9 280 nào khác. Ngoài ra, với việc thấp hơn 60-70$ so với R9 280X (1 khoảng cách hơi xa) thì đa số người bán hàng đều khuyên người dùng mua dòng nầy. NVIDIA cũng có GTX 760 với mức giá 229$ nhưng liệu có đủ sức nếu kéo người dùng thoát khỏi Tahiti. Quay trở lại với bài review, nếu bạn nhận ra được sự khác biệt giữa HD 7970 và HD 7950 thì đó cũng chính là phần khác biệt giữa R9 280X và R9 280.Tôi có làm 1 bảng thông số để bạn thấy được sự khác biệt cơ bản nầy:

AMD R9 280X R9 280 R9 270X GTX 760
GPU Codes 2048 1792 1280 1152
Rated Clock 1000 MHz 933 MHz 1050 MHz 980 MHz Base
1033 MHz Boost
Texture Units 128 112 80 96
ROP Units 32 32 32 32
Memory 3 GB 3 GB 2 GB 2 GB
Memory Clock 6000 MHz 5000 MHz 5600 MHz 6000 MHz
Memory Interface 384 bit 384 bit 256 bit 256 bit
TDP 250W 250W 180W 170W
Peak Compute 3.4 TFLOPS 2.9 TFLOPS 2.69 TFLOPS 2.2 TFLOPS
MSRP Price 289$ 229$ 189$ 229$

Card màn hình MSI Radeon R9 280 3GB Gaming

Card màn hình MSI Radeon R9 280 3GB Gaming

AMD Radeon R9 280 có 1792 Stream Processors so với 2048 Stream Processors so với R9 280X, cho hiệu năng tinh toán thấp hơn 14% dù cũng được 3GB bộ nhớ với giao tiếp 384 bit nhưng được cái rẻ hơn 60$.

Mặt trước card y hệt các dòng Gaming khác

Mặt trước card y hệt các dòng Gaming khác

Card màn hình MSI Radeon R9 280 3GB Gaming tiếp tục sử dụng thiết kế tương tự như những dòng Gaming khác của MSI với màu sắc chủ đạo là đỏ và đen cực kỳ phổ biến hiện nay. Tin tốt trong trường hợp nầy là cũng có 1 số dòng case sử dụng màu sắc chủ đạo nầy của AMD hơn là màu xanh củ chuối của NVIDIA. Thiết kế tản nhiệt hiệu quả luôn giữ cho GPU Tahiti luôn thấp hơn 73°C và độ ồn không vượt quá 33.5 dbA. Mặc đinh thì phiên bản MSI Gaming nầy đang được ép xung cao hơn 1 tí so với phiên bản chuẩn: 1000 MHz cho xung nhân tức là cao hơn 6-7% so với 933 MHz mặc định.

Mặt sau không có gì đặc biệt

Mặt sau không có gì đặc biệt

Còn về mặt sau của card thì nói chung bạn cũng có nhìn làm cái gì vì nó chỉ có màu đen và các tụ thôi, tấm backplate để bảo về PCB và giải nhiệt cũng không có. Đây là thiết kế của MSI từ đó đến giờ nên cũng không có gì lạ.

2 fan lớn, 1 phần của thiết kế tản nhiệt MSI TwinFrozr đẩy không khí nóng từ heatsink ra ngoài rất tốt trong khi độ ồn được tối ưu rất chuẩn

2 fan lớn, 1 phần của thiết kế tản nhiệt MSI TwinFrozr đẩy không khí nóng từ heatsink ra ngoài rất tốt trong khi độ ồn được tối ưu rất chuẩn

Nhờ các ống heatpipes dẫn nhiệt từ GPU ra các heatsink sẽ giúp giữ GPU Tahiti luôn ở nhiệt độ cho phép dù trong trạng thái ép xung

Nhờ các ống heatpipes dẫn nhiệt từ GPU ra các heatsink sẽ giúp giữ GPU Tahiti luôn ở nhiệt độ cho phép dù trong trạng thái ép xung

Ngõ xuất hình trên card khá là tốt với 1 cổng DVI, 1 cổng HDMI và 2 cổng mini-DiplayPort

Ngõ xuất hình trên card khá là tốt với 1 cổng DVI, 1 cổng HDMI và 2 cổng mini-DiplayPort

MSI giữ toàn bộ thiết kế của mình với độ rộng của 2 khe cắm trên main, do đó sẽ rất tiện lợi khi chạy bên cạnh nó 1 card khác

MSI giữ toàn bộ thiết kế của mình với độ rộng của 2 khe cắm trên main, do đó sẽ rất tiện lợi khi chạy bên cạnh nó 1 card khác

Tahiti không phải là 1 GPU sử dụng năng lượng hiệu quả nhất nên card yêu cầu bạn phải cung cấp 1 đầu nguồn PCi-e 6pin và 1 đầu 8pin. Điều nầy không có gì là quá khó khăn đối với bất kỳ ai đang dùng 1 nguồn PSU từ 500W trở lên (đôi khi 450W cũng được nhưng ....)

Tahiti không phải là 1 GPU sử dụng năng lượng hiệu quả nhất nên card yêu cầu bạn phải cung cấp 1 đầu nguồn PCi-e 6pin và 1 đầu 8pin. Điều nầy không có gì là quá khó khăn đối với bất kỳ ai đang dùng 1 nguồn PSU từ 500W trở lên (đôi khi 450W cũng được nhưng ....)

Dưới đây là cấu hình test trong bài review dưới đây:

Cấu hình review
CPU Intel Core i7-3960X Sandy Bridge-E
Motherboard ASUS P9X79 Deluxe
Memory Corsair Dominator DDR3-1600 16GB
Hard Drive OCZ Agility 4 256GB SSD
Sound Card On-board
Graphics Card MSI Radeon R9 280 Gaming 2GB
AMD Radeon R9 280X 2GB
AMD Radeon R9 270X 2GB
NVIDIA GeForce GTX 760 2GB
Graphics Drivers AMD: 14.6 Beta
NVIDIA: 337.50
Power Supply Corsair AX1200i
Power Supply Windows 8.1 Pro x64

GPU-Z card màn hình MSI Radeon R9 280 3GB Gaming

GPU-Z card màn hình MSI Radeon R9 280 3GB Gaming

Những gì bạn cần để ý trong bài review nầy:
++ MSI R9 280 vs R9 280X: làm thế nào để ép xung R9 280 để trở thành R9 280X nhằm tiết kiệm 60$
++ MSI R9 280 vs R9 270X: liệu có đáng tiền khi bỏ ra 40$ nhằm nâng cấp lên R9 280 từ R9 270X
++ MSI R9 280 vs GTX 760: khi có cùng mức giá ngang nhau thì dựa vào đâu để chọn ra card phù hợp nhất

MSI Radeon R9 280 3GB Gaming với game Bioshock Infinite

Ở res 1080p với game Bioshock Infinite, MSI R9 280 chậm hơn 11% so với R9 280X nhưng nhanh hơn rất nhiều so với R9 270X và hơn 22% so với GTX 760

MSI Radeon R9 280 3GB Gaming với game Crysis3

Crysis 3 tiếp tục là sát thủ với các dòng card màn hình. Ở res 1080p và cấu hình Very High, R9 280 chỉ đạt số khung khoảng 30fps và thấp hơn 6-7% so với R9 280X và nhanh hơn 22% so với GTX 760, còn so với GTX 760 thì ngang ngữa nhau

MSI Radeon R9 280 3GB Gaming với game GRID 2

Với game GRID 2 ở cấu hình Ultra, R9 280 và R9 280X có hiệu năng ngang ngữa nhau ở res 1080p, còn R9 270X và GTX 760 thì yếu hơn khoảng 17%

MSI Radeon R9 280 3GB Gaming với game Metro: Last Light

1 lần nữa chúng ta thấy R9 280X và R9 280 có sức mạnh tương đồng nhau và hơn khoảng 18% so với 2 card còn lại

MSI Radeon R9 280 3GB Gaming game Skyrim

Và ở bài test cuối cùng nầy trên nền DX9, MSI đã chứng minh được R9 280 có sức mạnh ngang ngữa R9 280X nhanh hơn R9 270X cùng GTX 760. Dĩ nhiên là với game thì cả 4 card đều vượt qua con số 100fps với res 1080p

Với sự ổn định của GPU Tahiti cùng sự hỗ trợ của tản nhiệt MSI Twin Frozr, ép xung trên MSI Radeon R9 280 3GB Gaming khá là ấn tượng: với phần mềm MSI Afterburner, tôi có thể ép xung nhân lên 1150 MHz dùng ổn định mà không cần phải chích thêm điện áp. Như vậy là đã ép xung lên 15% so với mặc định và 23% so với bản gốc của R9 280. Điểm 3DMark Fire Strike Extreme từ 3458 tăng lên 3804 điểm - khá ấn tượng với việc tăng 11% điểm số.

Điện năng khi chơi game và chế độ dừng

Điện năng khi chơi game và chế độ dừng

MSI R9 280 có công suất gần bằng R9 280X nhưng cũng không có gì là quá bất ngờ: nó dùng 334W ít hơn 24W so với R9 280X nhưng nhiều hơn 47W so với R9 270X

Độ ồn khi hoạt động và ở chế độ chờ

Độ ồn khi hoạt động và ở chế độ chờ

Như tôi đã nói từ ban đầu, tản nhiệt MSI Twin Frozr có hiệu suất làm mát khá là tốt nhưng độ ồn chưa đủ để làm phiền đến tai nghe của bạn: ở tốc độ tối đa thì card MSI đạt 33.4 dbA so với 37.4 dbA của GTX 760

Card màn hình MSI Radeon R9 280 3GB Gaming hiện đang có mặt trên Amazon, Newegg, NCIX, Tiger Direct và các nhà bán lẻ khác:
++ MSI Radeon R9 280 Gaming - $239
++ Radeon R9 280X 3GB - $289
++ NVIDIA GeForce GTX 760 2GB - $229

Hình như tại thời điểm bài viết nầy thì giá của nó đã lên mức 270$ nhưng có lẽ sẽ giảm tùy theo sự nhanh tay và nhanh mắt của bạn. Nhưng dù ở 239$ hay 289$ thì nó rất là đáng giá để bạn sở hữu nó.