Review 5 card màn hình AMD Radeon R9 280X

Bạn đang muốn nâng cấp card màn hình? Bạn đang phân vân giữa R9 280X và GTX 770 vì những tin đồn và lời khuyên? Câu trả lời sẽ có trong bài review 5 card màn hình AMD Radeon R9 280X để bạn có cái nhìn tốt hơn

Tags: card màn hình AMD R9 280X

mua card màn hình

Review 5 card màn hình AMD Radeon R9 280X

Review 5 card màn hình AMD Radeon R9 280X

Chắc các bạn cũng còn nhớ cuộc chiến đấu giữa AMD Radeon HD 7970 400$ và NVIDIA GeForce GTX 680$ 470$ vào năm 2012. Trong 1 bài review trước đây, HD 7970 GHz Edition nhanh hơn 7% ở res 1920 x 1200 và 11% ở res 2560 x 1200 trong khi cả HD 7970 và GTX 680 có hiệu năng tương tự nhau. Điều đó cho thấy không chỉ HD 7970 GHz Edition nhanh hơn mà còn rẻ hơn GTX 680 tầm 18%. Và hôm nay, HD 7970 GHz Edition được AMD làm lại với cái tên R9 280X và có giá khởi điểm thấp hơn 100$ so với ban đầu, tương tự đó thì GTX 680 cũng được NVIDIA làm lại với cái tên GTX 770 và cũng nâng cấp hiệu năng lên khoảng 10$ bằng việc tăng xung và dùng GDDr5. OK, và hiện tại thì R9 280X đang có mức giá rẻ hơn và đang có hàng tá model để lựa chọn nhưng hôm nay tôi chỉ dùng 5 card màn hình R9 280X tiêu biểu để làm bài review nầy:
++ Asus R9 280X DirectCU II TOP 3GB
++ Gigabyte R9 280X WindForce 3X 3GB
++ HIS R9 280X iPower IceQ X² Turbo 3GB
++ MSI R9 280X Gaming 6GB
++ Sapphire Vapor-X Tri-X OC R9 280X 3GB

Card màn hình Asus R9 280X DirectCU II TOP 3GB

Card màn hình Asus R9 280X DirectCU II TOP 3GB

Ngay khi AMD giới thiệu R9 280X thì ASUS cũng lần lượt giới thiệu đến 3 phiên bản custom cho nó bao gồm: ROG Matrix, DirectCU II và DirectCU II V2. Trong khi phiên bản card màn hình Asus R9 280X DirectCU II TOP 3GB chỉ dùng thiết kế tản nhiệt 2-slot thì 2 phiên bản còn lại dùng đến 3-slot.

Tản nhiệt DirectCU II chiếm 2-slot

Tản nhiệt DirectCU II chiếm 2-slot

Điều đáng nói là dù dùng tản nhiệt DirectCU II nhưng ASUS lại không ép xung mà vẫn dùng thông số như phiên bản chuẩn: 1000 MHz cho xung nhân và 1500 MHz cho xung bộ nhớ.

Mặt sau không có tấm backplate

Mặt sau không có tấm backplate

Chính vì thế mà ta cũng có thể dễ dàng ép xung card lên mức 1070 MHz cho xung nhân và 1600 Mhz cho xung bộ nhớ.

Hiệu năng cao nhờ thiết kế độc đáo

Hiệu năng cao nhờ thiết kế độc đáo

So sánh với thiết kế tản nhiệt chuẩn của AMD, tản nhiệt DirectCU II có hiệu năng giải nhiệt cao hơn 20% nhờ vào các ống heatpipes tiếp xúc và truyền nhiệt trực tiếp từ GPU. Ngoài ra, kết quả đó còn nhờ vào 2fan 100mm làm mát với công nghệ Asus CoolTech có độ ồn thấp hơn 3 lần và lượng gió tạo ra cũng nhiều hơn 6 lần.

PCB thiết kế chuẩn nhưng được ASUS phù phép 1 tí

PCB thiết kế chuẩn nhưng được ASUS phù phép 1 tí

Dù thế nhưng ASUS vẫn dùng thiết kế PCB từ AMD chứ kô dùng custom của họ, tuy nhiên nó cũng được trang bị thiết kế DIGI+ VRM với 12-phase Super Alloy Power. ASUS khoe rằng thiết kế nầy sẽ giảm rò rỉ điện 30% và quản lý điện năng tốt hơn 15%, như vậy sẽ kéo dài tuổi thọ cho card cũng như độ ổn định sẽ tăng lên 2.5 lần.

Ngõ xuất hình bình thường không gì đặc biệt

Ngõ xuất hình bình thường không gì đặc biệt

Card dùng 1 đầu nguồn PCi-e 6pin và 1 đầu 8pin, ngõ xuất hình gồm 2 cổng DVI, 1 cổng HDMI và 1 cổng DisplayPort. Hiện nay, mức giá card rơi vào khoảng 310$ và nếu nhanh tay nhanh mắt thì có thể mua với giá thấp hơn 300$.

Card màn hình Gigabyte R9 280X WindForce 3X 3GB

Card màn hình Gigabyte R9 280X WindForce 3X 3GB

Cũng giống như ASUS, Gigabyte cũng giới thiệu đến 5 phiên bản R9 280X. Phiên bản đầu tiên v1.0 sử dụng tản nhiệt WindForce 3X với công nghệ Triangle Cool.

Tản nhiệt WindForce 3X thần thánh dùng trong nhiều dòng card cao cấp của Gigabyte

Tản nhiệt WindForce 3X thần thánh dùng trong nhiều dòng card cao cấp của Gigabyte

Việc thay đổi tấm ốp tản nhiệt 1 fan thành tấm ốp tản nhiệt 3 fan bằng nhôm khiến card trông khá bắt mắc. Với hình dáng bên ngoài như thế thì 100% người dùng sẽ dễ dàng nhận ra ngay card màn hình Gigabyte R9 280X WindForce 3X 3GB là 1 phiên bản ép xung thứ thiệt.

Thiết kế tản nhiệt WindForce

Thiết kế tản nhiệt WindForce

Card có tốc độ xung nhân 1100 MHz nhưng tốc độ xung bộ nhớ vẫn là 1500 MHz, so với ASUS thì xung nhân cao hơn 3% nhưng xung bộ nhớ thấp hơn 6%.

PCB được Gigabyte trang bị nhiều công nghệ hiện đại

PCB được Gigabyte trang bị nhiều công nghệ hiện đại

Tản nhiệt WinForce 3X bao gồm 3fan và 3 ống heatpipes 8mm bằng đồng. Họ quảng cáo rằng sự kết hợp nầy sẽ làm giảm đáng kể lượng nhiệt tỏa ra từ GPU cũng như khả năng tải nhiệt ra ngoài được tốt hơn. Card thuộc dòng Gigabyte Ultra Durable VGA tức được trang bị các tụ rắn Nhật, Ferrite Core (Metal) Chokes, Low RDS (on) MOSFET và 2oz copper PCB.

Mặt sau hơi xấu do chiều dài tản nhiệt dài hơn PCB

Mặt sau hơi xấu do chiều dài tản nhiệt dài hơn PCB

Do dùng 3fan nên dù dùng PCB chuẩn dài 268mm thì chiều dài tản nhiệt cũng dư ra 1 khúc với chiều dài 286mm. Cần cân nhắc khi bạn gắng vào case hơi nhỏ hoặc lùng bùng dây nhọ.

Ngõ xuất hình hơi ít cổng

Ngõ xuất hình hơi ít cổng

Vẫn giống như ASUS khi card dùng 1 đầu nguồn 6pin và 1 đầu 8pin. Ngõ xuất hình hơi khác với 1 cổng DVI, 1 cổng HDMI và 2 cổng mini-DisplayPort. Mức giá trên thị trường của card màn hình Gigabyte R9 280X WindForce 3X 3GB cũng vào tầm khoảng 300$.

Card màn hình HIS R9 280X iPower IceQ X² Turbo 3GB

Card màn hình HIS R9 280X iPower IceQ X² Turbo 3GB

Không vui 1 tí là dù HIS tung ra đến 5 model R9 280X nhưng chỉ lại dựa trên 2 thiết kế cơ bản của họ. Model sớm nhất của họ dùng tản nhiệt IceQ trong khi phiên bản HIS R9 280X iPower IceQ X² Boost Clock được dùng tản nhiệt IceQ X².

Vàng như 5s gold

Vàng như 5s gold

HIS cũng sơn màu vàng sam-phanh thời thượng cho card màn hình HIS R9 280X iPower IceQ X² Turbo 3GB. Card chỉ được ép xung 1 tí: xung nhân 1050 MHz, còn xung bộ nhớ vẫn là 1500 MHz.

Mặt sau thì hơi thô

Mặt sau thì hơi thô

Chiều dài PCB là 311mm, dài hơn cả PCB chuẩn nhưng nó vẫn ngắn hơn chiều dài tản nhiệt. Do đó, khi bạn nhìn từ phía sau thì tản nhiệt dư ra 1 khúc nhưng nhìn vẫn đẹp hơn con Gigabyte.

Tản nhiệt khá lớn với 2 fan và 5 heatpipes bằng đồng mạ niken

Tản nhiệt khá lớn với 2 fan và 5 heatpipes bằng đồng mạ niken

Tản nhiệt IceQ X² chiếm 2 khe cắm trên mainboard, dùng 2 fan 89mm, bao gồm 3 heatpipes 6mm và 2 heatpipes 8mm. Kích thước heatsink vào khoảng 40 x 47.5mm và che toàn bộ bề mặt của PCB.

Làm mát tối đa với heatsink phụ

Làm mát tối đa với heatsink phụ

HIS cũng trang bị heatsink phụ cho chip RAM và các chip VRM để làm mát được tốt hơn.

Ngõ xuất hình như phiên bản của Gigabyte

Ngõ xuất hình như phiên bản của Gigabyte

Về nguồn, card dùng 2 đầu nguồn PCi-e 8pin thay vì 1 đầu 6pin và 1 đầu 8pin. Ngõ xuất hình cũng gồm 1 cổng DVI, 1 cổng HDMI và 2 cổng mini-DisplayPort. Giá card màn hình HIS R9 280X iPower IceQ X² Turbo 3GB vào tầm khoảng 330$ nhưng hình như họ vừa giảm giá xuống còn 290$.

Card màn hình MSI R9 280X Gaming 6GB

Card màn hình MSI R9 280X Gaming 6GB

MSI cũng tung ra 4 phiên bản dùng R9 280X và tất cả chúng đều dùng thiết kế tản nhiệt Twin Frozr IV. Trong bài review nầy thì tôi dùng card màn hình MSI R9 280X Gaming 6GB có bộ nhớ gấp đôi so với bình thường.

Thiết kế như các dòng card Gaming khác của MSI

Thiết kế như các dòng card Gaming khác của MSI

Trong khi phiên bản 6GB có mức giá gần 400$ thì phiên bản 3GB chỉ có giá 300$, MSI lại không cho thấy sự khác biệt hiệu năng có xứng đáng với mức chênh lệch gần 100$ nầy hay không. Cá nhân khuyên nên chỉ mua bản 3GB là ok nhất. Không có sự khác biệt rõ rệt nào về hình dáng của phiên bản 3GB và 6GB. MSI cho rằng 6GB là dùng để chơi game res 4K còn 3GB sẽ không đat được hiệu năng mong muốn.

Mặt sau đã có tấm backplate để giải nhiệt phụ và chống cong PCB

Mặt sau đã có tấm backplate để giải nhiệt phụ và chống cong PCB

Xung nhân card chỉ là 1050 MHz, xung bộ nhớ vẫn là 1500 MHz. Ngoài dung lượng bộ nhớ, card MSI có PCB khá giống với ASUS, rất có thể họ dùng chung PCB với nhau. Điểm khác nhau duy nhát nằm ở chổ tiếp xúc của tản nhiệt và các heatpipes.

Tản nhiệt Twin Frozr IV với công nghệ SuperPipes

Tản nhiệt Twin Frozr IV với công nghệ SuperPipes

Mỗi hãng đều có khả năng PR riêng của mình về tản nhiệt: Asus có CoolTech fan, Gigabyte dùng Triangle Cool technology và HIS sơn vàng card thì MSI có SuperPipes với 1 heatpipe 8mm và 4 heatpipes 6mm. Tất cả dòng MSI Gaming đều được trang bị công nghệ nầy cùng linh kiện đạt chuẩn "Military Class".

Ngõ xuất hình vẫn không có gì lạ

Ngõ xuất hình vẫn không có gì lạ

Ngõ xuất hình cũng chỉ có 1 cổng DVI, 1 cổng HDMI và 2 cổng mini-DisplayPort. Card cũng dùng 1 đầu nguồn PCi-e 6pin và 1 đầu 8pin.

Card màn hình Sapphire Vapor-X Tri-X OC R9 280X 3GB

Card màn hình Sapphire Vapor-X Tri-X OC R9 280X 3GB

Card màn hình Sapphire Vapor-X Tri-X OC R9 280X 3GB là phiên bản mắc nhất trong số những dòng R9 280X 3GB với mức giá 340$. 1 vài công nghệ độc quyền được Sapphire trang bị cho card như:Vapor-X technology, Tri-X cooling, black diamond choke, full solid cap design, Dual BIOS và factory overclocking.

Trôn khá giống với phiên bản của Gigabyte trừ màu sắc

Trôn khá giống với phiên bản của Gigabyte trừ màu sắc

Sapphire cũng giống như Gigabyte khi ép xung nhân lên 1100 MHz, xung bộ nhớ giữa nguyên với 1500 MHz

Mặt sau không có backplate và nhìn hơi xấu

Mặt sau không có backplate và nhìn hơi xấu

Mặt sau card không có tấm backplate nhưng kích thước tản nhiệt dư ra cả về chiều dài lẫn chiều cao

Tản nhiệt có hiệu năng rất tốt

Tản nhiệt có hiệu năng rất tốt

Tản nhiệt Tri-X gồm 3 fan 85mm và 5 heatpipes: 2 phía trên và 3 chạy dài theo PCB

Ngõ xuất hình giống phiên bản chuẩn

Ngõ xuất hình giống phiên bản chuẩn

Card dùng 2 đầu nguồn PCI-e 8pin, ngõ xuất hình giống ASUS với 2 cổng DVI, 1 cổng HDMI và 1 cổng DisplayPort.

Đó là giới thiệu tổng quát về 5 card màn hình R9 280X trong bài review lần nầy. Còn dưới đây là danh sách những phần cứng được chúng tôi dùng trong bài:
++ Intel Core i7-4770K (3.50GHz)
++ x2 4GB Crucial DDR3-2400 (CAS 11-13-13-28)
++ Asrock Z97 Extreme6 (Intel Z97)
++ OCZ ZX Series (1250W)
++ Samsung SSD 850 Pro 512GB (SATA 6Gb/s)
++ Gigabyte Radeon HD 290X (4096MB)
++ Gigabyte Radeon HD 290 (4096MB)
++ AMD Radeon HD 280X (3072MB)
++ Asus R9 280X DirectCU II TOP (3072MB)
++ HIS R9 280X iPower IceQ X² Turbo (3072MB)
++ MSI R9 280X Gaming (3072MB)
++ Sapphire Vapor-X Tri-X OC R9 280X (3072MB)
++ Gigabyte R9 280X WindForce 3X OC (3072MB)
++ HIS Radeon HD 7970 GHz (3072MB)
++ Gigabyte GeForce GTX Titan (6144MB)
++ Gigabyte GeForce GTX 780 Ti (3072MB)
++ Gainward GeForce GTX 780 (3072MB)
++ Gainward GeForce GTX 770 (2048MB)
++ Gainward GeForce GTX 680 (2048MB)
++ Microsoft Windows 8.1 Pro 64-bit
++ Nvidia GeForce 340.43
++ AMD Catalyst 14.6

Test game BatteField 4

Test game BatteField 4

Phiên bản chuẩn R9 280X đạt 45.7fps trong khi GTX 770 chỉ đạt 44fps với game BatteField 4, còn GTX 780 đạt đến 53 fps.

Test game Crysis 3

Test game Crysis 3

R9 280X trung bình đạt 36fps còn GTX 770 đạt đến 43fps. Dù là R9 280X ép xung nhưng tốc độ không quá 38fps.

Test game Metro: Last Light

Test game Metro: Last Light

R9 280X đạt trung bình 51fps trong khi GTX 770 chỉ là 50fps

Test game Tomb Raider

Test game Tomb Raider

R9 280X đạt trung bình 54fps, còn GTX 770 đạt đến 67fps

Ép xung thử và test bằng game Tomb Raider

Ép xung thử và test bằng game Tomb Raider

Gigabyte R9 280X WindForce 3X OC lên được mức 1200 MHz, còn HIS R9 280X iPower IceQ X² Turbo cũng đạt hiệu năng gần bằng với xung nhân 1170 MHz và xung bộ nhớ 1700 MHz. Asus R9 280X DirectCU II TOP chỉ đạt 1160 Mhz cho xung nhân nhưng xung bộ nhớ là 1800 Mhz.....nhìn chung thì sau khí ép xung, hiệu năng tăng khoảng 9%, không có nhiều ý nghĩa khi số khung hình trong game toàn tầm 60fps.

Điện năng lúc hệ thống idle khá ngang bằng nhau

Điện năng lúc hệ thống idle khá ngang bằng nhau

Lúc hoạt động chênh lệch tầm 30W

Lúc hoạt động chênh lệch tầm 30W

Tản nhiệt custom cho nhiệt độ khá là mát so với tản nhiệt chuẩn

Tản nhiệt custom cho nhiệt độ khá là mát so với tản nhiệt chuẩn

Kết luận: 5 card màn hình AMD Radeon R9 280X có hiệu năng khá tốt so với số tiền bỏ ra, không cần phải dùng GTX 770 vì hiệu năng chênh lệch rất thấp. Nếu dùng Gigabyte hoặc Sapphire nên cân nhắc có gắn vừa case không. MSI nên mua phiên bản 3GB. Hết.