Card màn hình AMD Radeon R9 Nano

Như vậy là cuối cùng cũng đến ngày AMD chính thức giới thiệu card màn hình AMD Radeon R9 Nano ra thị trường. Tin vui là card có hiệu năng cao hơn GTX 980 nhưng tin buồn là mức giá của nó không thể tin được: 649$. 1 sự ảo tưởng không hề nhẹ của AMD dành cho khách hàng của mình

Tags: card màn hình AMD R9 Nano

mua card màn hình

Card màn hình AMD Radeon R9 Nano

Card màn hình AMD Radeon R9 Nano

Card màn hình AMD Radeon R9 Nano sử dụng phiên bản GPU Fuji đầy đủ, không cắt giảm gì cả, chính vì điều đó nên mọi người điều rất ngạc nhiên khi card chạy khá hoàn hảo trên 1 kích thước nhỏ gọn như thế. Cũng tương tự như R9 Fury X, card có 4096 Stream Processors, 64 ROPs và 256 TMUs. Trong khi xung nhân R9 Fury X hoạt động ở tốc độ 1050 MHz và đạt hiệu suất tính toán 8.6 TFlops thì R9 Nano cũng đạt hiệu suất tính toán 8.19 TFlops với xung nhân chạy ở 1000 MHz.

Card có tản nhiệt phụ cho chip VRM và bộ nhớ

Card có tản nhiệt phụ cho chip VRM và bộ nhớ

Mặt sau không có tấm backplate

Mặt sau không có tấm backplate

PCB nhìn khá thoáng dù kích thước nhỏ

PCB nhìn khá thoáng dù kích thước nhỏ

Heatsink không quá lớn

Heatsink không quá lớn

Tốc độ xung nhân 1000 MHz của AMD Radeon R9 Nano khá là ấn tượng khi toàn thể card chỉ sử dụng 1 lượng điện năng vào tầm 175W tức ít hơn 100W so với R9 Fury X là 275W. Không biết AMD đã làm gì để tỉ lệ hiệu năng đồ họa trên mỗi Watt điện của nó bây giờ cao hơn hẵn so với Radeon R9 290X và Radeon R9 Fury X. Chúng tôi đã tìm hiểu sâu vào vấn đề nầy và thấy ra có vài vấn đề mới mẻ. Đầu tiên là R9 Nano sẽ yêu cầu sử dụng 1 đầu nguồn PCi-e 8pin với max TDP ~ 175W. Xung nhân 1000 MHz nhưng không phải lúc nào cũng hoạt động ở tốc độ nầy mà nó tự động tối ưu cho từng ứng dụng cụ thể. Nó có thể hoạt động ở 1000 MHz nhưng trong game, nó thường chạy ở tốc độ 900 MHz hơn, 1 số ứng dụng như FurMark thì nó còn chạy ở tốc độ thấp hơn nữa. AMD cố gắng cho card chạy ở nhiệt độ tầm 75°C và sẽ bắt đầu giảm tốc độ xung nhân khi nó vượt qua con số 85°C. Như vậy là bạn cần ghi nhớ rằng tốc độ xung nhân sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ và ứng dụng bạn chạy, nó sẽ thay đổi liên tục và hầu hết khi chơi game đều chả bao giờ chạy ở 1000 MHz cả.

Quảng cáo card nhanh nhất và tỉ lệ năng lượng tốt nhất với kích thước mini-ITX

Quảng cáo card nhanh nhất và tỉ lệ năng lượng tốt nhất với kích thước mini-ITX

Kích thước nhỏ nhưng mạnh hơn 30% so với R9 290X và có 4096 Cores

Kích thước nhỏ nhưng mạnh hơn 30% so với R9 290X và có 4096 Cores

Mạnh hơn GTX 970 mini 30%

Mạnh hơn GTX 970 mini 30%

Về phần bộ nhớ, card màn hình AMD Radeon R9 Nano được trang bị 4 GB bộ nhớ với công nghệ HBM chạy ở tốc độ 500 MHz (1 GHz hiệu dụng) với giao tiếp 4096 bit và đạt mức băng thông 512 GB/s. Công nghệ High Bandwidth Memory được xem là 1 trong những lí do chính làm cho kích thước R9 Nano nhỏ gọn nhưng có hiệu suất khá tốt hơn so với các dòng trước. Dĩ nhiên là các công nghệ mới nhất của AMD đều được R9 Nano hỗ trợ đầy đủ cả: AMD Freesync, VSR, Frame Target Control hay DirectX 12....

Gắn vào mainboard tạo thiết lập HTPC dễ dàng

Gắn vào mainboard tạo thiết lập HTPC dễ dàng

Gaming đâu cần thùng case to đùng như xưa

Gaming đâu cần thùng case to đùng như xưa

Cũng là kích thước mini-ITX nhưng 4K là chuyện nhỏ

Cũng là kích thước mini-ITX nhưng 4K là chuyện nhỏ

Gaming 4K thích con nào thì tùy

Gaming 4K thích con nào thì tùy

Sơ lượt về hình dáng kích thước của card màn hình AMD Radeon R9 Nano: kích thước bằng 40% so với R9 290X, chiều dài 6" ~ 15.24cm, 1 fan 92mm, độ ồn 42dB thấp hơn R9 290X những 16dB, không có đèn LED để khoe, không có lun backplate. Đặc biệt về hiệu năng thì nó nhanh hơn 30% so với GTX 970 mini. Còn mức giá, AMD đề nghị giá 649$, 1 cái giá sẽ làm cho ai đang yêu mến nó mấy tuần qua trở nên chán ghét.

Ngõ xuất hình bình thường

Ngõ xuất hình bình thường

Chỉ cấn 1 đầu nguồn Pci-e 8pin là chạy vô tư

Chỉ cấn 1 đầu nguồn Pci-e 8pin là chạy vô tư