Review điện áp card màn hình AMD Radeon R9 Fury X

Card màn hình AMD Radeon R9 Fury X vừa được AMD giới thiệu cách đây 1 tháng, đó là 1 card nhỏ gọn với tản nhiệt nước độc quyền từ AMD. Trong khi chờ đợi AMD chính thức giới thiệu card R9 Nano bé nhỏ thì chúng ta sẽ cùng xem qua bài review điện áp card màn hình AMD Radeon R9 Fury X

Tags: card màn hình AMD R9 Fury X

mua card màn hình

Review điện áp card màn hình AMD Radeon R9 Fury X

Review điện áp card màn hình AMD Radeon R9 Fury X

Ép xung luôn luôn là cứu cánh cho mọi card màn hình nhưng chúng tôi khá thất vọng khi có tin đồn lan truyền rằng không thể ép xung bộ nhớ cũng như gia tăng điện áp đối với dòng Radeon Fury. Thông thường nếu không gia tăng điện áp thì tốc độ xung nhân chỉ có thể thêm tầm 10%, khá là thấp nếu ta có trong tay 1 con card khủng. Thực tế, điều khiển điện áp trên dòng Fury nầy khó hơn các dòng card khác. Trong khi các chip điều khiển điện áp của các dòng card khác khá nổi tiếng và hỗ trợ I2C (1 phương pháp để nói chuyện với các chip điện áp thông qua phần mềm từ PC) để làm việc thì Fury lại bắt I2C phải làm việc với Fury đầu tiên và tạo ra những thách thức vô cùng khó khăn. Không giống như NVIDIA khi AMD không hỗ trợ các hàm API nhanh chóng cho các nhà phát triển, các thư viện ADl của họ rất lỗi thời và chỉ được cập nhật từ hồi năm ngoái. Vì vậy, hầu hết các nhà phát triển phần mềm tiện ích thực hiện truy cập phần cứng từ các phần cứng riêng của mình để viết trực tiếp đến đăng ký GPU AMD đang thay đổi với mỗi GPU mới. Hỗ trợ phát triển của AMD khá là nhiều nhưng những ngày qua thì lại khá tệ hại. Tất cả liên lạc của tôi đến người hỗ trợ đều báo bận ..... và rất là chán.

Với thế hệ GPU đời mới, AMD đã chuyển nhiệm vụ quản lý GPU ra khỏi driver và chuyển nó lên 1 điều khiển bé tí bên cạnh GPU gọi là SMC mà nó được giao nhiệm vụ xử lý các công việc như kiểm soát tốc độ xung, điều khiển năng lượng và quản lý điện áp. Trên Fury, bộ điều khiển nầy tự động điểu chỉnh và giám sát điện áp giúp cân bằng điện năng tiêu thụ tổng thể. Chính vì điều nầy sẽ làm cho việc can thiệp vào điện áp trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Khi điều chỉnh điện áp từ bên ngoài, bộ điều khiển sẽ cảm thấy có 1 sự khác biệt giữa điện áp đề ra và điện áp thực tế. Giả sử nếu có lỗi gì đó xảy ra, nó ngay lập tức sẽ điều chỉnh GPU vào trạng thái hoạt động thấp nhất tức 300 MHz. Quá trình theo dõi điện áp cũng sẽ khiến cho I2C luôn luôn bận rộn và gây nhiễu cho những thao tác khác, chẳng hạn như chúng ta dùng GPU-Z để thực hiện việc giám sát riêng của mình. Nếu 2 trong số các thao tác nầy chồng chéo lên nhau, kết quả dữ liệu xuất ra chắc chắn sẽ bị trộn lẫn hoặc bị lỗi, mà điều nầy là vừa đủ để SMC cảm thấy nguy hiểm và tự động thiết lập tốc độ fan lên mức 100% để tránh thiệt hại cho card sau khi tắt màn hình.

Bạn thấy đấy, quản lý và kiểm soát quá chặt, làm việc xung quanh những con chip nầy thật sự khó khăn và chả dễ dàng tí nào. Haha, nói thế thôi nhưng có vẻ cuối cùng tôi cũng tìm ra được cách crack vụ nầy, và tôi hứa việc giám sát điện áp và phần mềm kiểm soát điện áp sẽ sớm có mặt trên mạng, mặt khác tôi có thể cung cấp để ai đó phát triển thành 1 công cụ tốt hơn.

OK, chúng ta sẽ chính thức bước vào bài review điện áp card màn hình AMD Radeon R9 Fury X. Đầu tiên là cấu hình tôi thực hiện bài review nầy:
++ Processor: Intel Core i7-4770K @ 4.2 GHz
++ Motherboard: ASUS Maximus VI Hero Intel Z87
++ Memory: 16 GB DDR3 @ 1600 MHz 9-9-9-24
++ Harddisk: WD Caviar Blue WD10EZEX 1 TB
++ Power Supply: Antec HCP-1200 1200W
++ Software: Windows 7 64-bit Service Pack 1
++ Drivers: Catalyst 15.7 WHQL
++ Display: Dell UP2414Q 24" 3840x2160

Chúng ta sẽ sử dụng game Battlefield 3 ở res 4K để kiểm tra hiệu năng của card. Tất cả các thử nghiệm đều được thực hiện ở tốc độ xung bộ nhớ 500 MHz, fan mặc định và giới hạn năng lượng được đặt ở 50% để đảm bảo không có gì quá nguy hiểm xảy ra.

Biểu đồ gia tăng điện áp và hiệu năng

Biểu đồ gia tăng điện áp và hiệu năng

Kết quả quá áp: Đầu tiên, tôi kiểm tra mọi thứ để có được thông số cơ bản, tiếp theo tôi tăng điện áp mỗi bước +24mV (bước tối thiểu gia tăng điện áp là 6mV). Đối với mỗi thiết lập, tôi đều kiểm tra game Battlefield 3 ok hết và ghi lại thông số. Và như bạn thấy đấy, Fury dường như thích gia tăng điện áp và hiệu suất gia tăng tỉ lệ thuận với phân nữa tốc độ đồng hồ tăng. Ngay gần mức +96mV, các giới hạn về năng lượng bắt đầu hoạt động và khả năng lỗi game sẽ bắt đầu xảy ra và điều chỉnh mọi thứ về mức mặc định. Chính vì điều nầy mà hồi ban đầu tôi đã đặt giới hạn năng lượng ở mức 50%. Khi chúng ta ở mức +144mV tức điện áp GPU vào mức 1.35V thì sự ổn định đã lên mức tối đa của nó. Ngay tại thời điểm nầy, VMRs đang hoạt động ở nhiệt độ trên 95° mặc dù chúng đang được làm mát bằng tản nhiệt chất lỏng, đây là nhiệt độ không thích hợp để sử dụng lâu dài. Tôi muốn khẳng định với bạn 1 lần nữa là điện áp chỉ nên tăng tầm 40mV đối với những dòng card chưa được mod. Đi xa hơn +144mV là mức +168mV thì card bắt đầu không ổn định và hiệu năng đã giảm xuống rõ rệt.

Biểu đồ ép xung bộ nhớ

Biểu đồ ép xung bộ nhớ

Ép xung bộ nhớ: tôi cũng ráng ép xung thử bộ nhớ xem như thế nào nhưng không được cao lắm. Tôi chỉ có thể đi từ mức 500 Mhz lên đến mức 560 Mhz và nếu qua mức nầy thì lỗi bắt đầu xảy ra. Dĩ nhiện là tăng điện áp GPU không có nghĩa là ép xung bộ nhớ sẽ được khá hơn. Kết quả từ việc 500 MHz lên 560 MHz là hiệu năng game thêm được 1.6fps, rất là kinh hồn và tốt nhất là khỏi ép làm giề cho mệt.

Biểu đồ điện năng tiêu thụ

Biểu đồ điện năng tiêu thụ

Điện năng tiêu thụ: trong biểu đồ trên là kết quả ghi lại điện năng tiêu thụ trong quá trình thử nghiệm, kết quả nầy được kiểm tra ở mức xung nhân cố định ở mức 1100 MHz để có khả năng so sánh tốt hơn. Và như bạn thấy, dốc tiêu thụ điện năng tăng cao hơn nhiều so với hiệu năng tăng thêm. Cụ thể là ở mức +144mV thì tiêu thụ tăng 27% trong khi ép xung chỉ tăng được 5% nhưng hiệu năng chỉ tăng 3%.

1 điểm rất đáng vui mừng là trong quá trình test thế nầy thì nhiệt độ GPU hầu như chả tăng gì cả, 1 phần có lẽ nhờ vào tản nhiệt chất lỏng nầy khá tốt nhỉ. Ở mức +144mV thì nhiệt độ đi từ 67°C lên 71°C, không đáng quan tâm. Nói chung là cả card có vẻ sẽ nóng thêm nhưng mức thêm nầy không đáng kể. Kết luận cuối cùng: thêm 150W điện mà hiệu năng chỉ thêm có 3fps là quá bèo cho 1 con card khủng.